KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỂ HOÀN THIỆN VỀ CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐHH

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình ở Việt Nám hiện nay (Trang 26 - 31)

TOÁN KHẤU HAO TSCĐHH

Trên cơ sở nghiên cứu về chế độ kế toán khấu hao TSCĐHH,và so sánh chế độ kế toán với chuẩn mực kế toán quốc tế,cũng như có sự so sánh với kế toán Mỹ.Em đã nhận thấy chế độ kế toán hiện hành về khấu hao TSCĐHH đã đạt được những kết quả tốt trong quá trình xây dựng chế độ.Tuy nhiên,em nhận thấy chế độ kế toán hiện hành vẫn tồn tại những nhược điểm cần khắc phục.Vì vậy,em xin có ý kiến để góp phần hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành về khấu hao TSCĐHH.để chế độ kế toán khấu hao TSCĐHH ngày càng phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như phù hợp với đặc điểm kế toán Việt Nam.

Thứ nhất :Về công thức tính khấu hao tài sản cố định hữu hình

Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí,thì công thức tính khấu hao TSCĐHH phải tính đến cả yếu tố giá trị thu hồi ước tính.Vì trên thực tế,giá trị thu hồi ước tính của TSCĐHH là rất lớn như ô tô,nhà cửa …

Nếu chỉ tiêu giá trị thu hồi ước tính được áp dụng,thì công thức tính của các phương pháp tính khấu hao TSCĐHH sẽ là

Đối với phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng :

Mức trích khấu hao nguyên giá của TSCĐ –giá trị thu hồi ước tính trung bình hàng năm = ––––––––––––––––––––––

của tài sản cố định Thời gian sử dụng Đối với phương pháp khấu hao theo sản lượng :

Mức trích khấu hao trong tháng của tài

sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó:

Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ-giá trị thu hồi ước tính bình quân tính cho = ––––––––––––––––––––––––––

một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế

Trong đó : giá trị thu hồi ước tính của TSCĐHH là chỉ tiêu nói lên số tiền có thể thu được khi tiến hành thanh lý những tài sản đã hết khấu hao. Đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng cơ bản của TSCĐHH,là tài sản có lạc hậu hư hỏng đến mức nào thì vẫn còn là 1 lượng giá trị cố định có thể thu hôi fđược,(kể cả trong trường hợp 100% hình thái vật chất của TS thu hồi dưới dạng phế liệu.Nhưng trong công thức tính khấu hao,không đề cập đến giá trị thu hồi ước tính như vậy sẽ làm cho cách tính đơn giản hơn,loại bỏ được một số ước tính như ước tính về giá trị thu hồi,nhưng theo em không tính giá trị thu hồi ước tính là không hợp lý vì

+Trên thực tế có rất nhiều TSCDDHH khi thanh lý sẽ thu hồi được (bán đi )có số tiền rất lơn như nhà cửa,ô tô …..Nếu không tính tới giá trị thu hồi thì ta gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí cao hơn thực tế.

+Giá trị thu hồi là cái vốn có của TSCĐHH,việc sửa dụng giá trị thu hồi sẽ làm cho TSCĐHH không bao giờ được phép khấu hao hết giá trị thu hồi ước tính.

+Theo chế độ kế toán của các nước tiên tiến,kể cả Mỹ và chuẩn mực kế toán quốc tế đều tính giá trị thu hồi ước tính vào công thức xác định khấu hao,.Và giá trị thu hồi ước tính là chỉ tiêu giới hạn để khống chế tổng khấu

hao lũy kế của TSCĐHH.

Từ những lý do trên em nghĩ công thức tính khấu hao nên tính đến giá trị còn lại,tức là lấy nguyên giá của TSCĐHH –giá trị thu hồi ước tính.

Thứ2 : Phải có sự thống nhất giữa VAS03 và quyết định 206\2003\QĐ- BTC :

+ Về quy định nhận biết TSCĐHH: Quy định về thời gian sử dụng giữa chuẩn mực (trên một năm) với chế độ tài chính (từ một năm) đã không thống nhất làm cho kế toán doanh nghiệp rất lúng túng khi xác định TSCĐHH. Do vậy, thời gian sử dụng TSCĐHH nên được quy định là “ước tính trên một năm”, vì nếu từ một năm thì trong năm sản xuất kinh doanh không cần ghi nhận TSCĐHH để khấu hao dần vào chi phí sản xuất kinh doanh.

+ Về phương pháp khấu hao TSCĐHH: Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì quy định doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp.Như vậy, doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với loại TSCĐ là hợp lý. Nếu phù hợp với từng thứ TSCĐHH thì rất phân tán, việc theo dõi rất phức tạp.Do vậy Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC nên quy định ba phương pháp khấu hao TSCĐHH, gồm: phương pháp khấu hao theo đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm,để giúp các doanh nghiệp có phương pháp khấu hao TSCĐHH một các hợp lý,tránh hiện tượng các doanh nghiệp lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp khấu hao.

Thứ 3 Trong quyết định 206\2003\QĐ-BTC cần phải quy định rõ hơn một số điểm như sau :

Tiêu chuẩn để đánh giá một doanh nghiệp là làm ăn có hiệu quả kinh doanh :doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời tốt,doanh nghiệp có hệ số thanh toán phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp,và uy tín của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thì các doanh nghiệp phải có phương pháp tính chi phí một cách hợp lý,để phù hợp doanh thu.Vì vậy việc khấu hao TSCĐHH trong doanh nghiệp là một việc rất quan trọng do

:Khấu hao tài sản cố định nói chung và khấu hao tài sản cố định hữu hình nói riêng là những hoạt động thường xuyên và không tách rời trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

Khấu hao tài sản cố định hữu hình có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Một thay đổi nhỏ trong chính sách, chế độ quản lý tài sản cố định hữu hình và trích khấu hao tài sản cố định hữu hình cũng đưa đến những thay đổi đáng kể trong việc hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.

Chình vì thế, việc nghiên cứu về các hình thức, cách thức trích khấu hao tài sản cố định hữu hình cũng như quản lý tài sản cố định hữu hình cần được quan tâm đúng mức.

Mọi chính sách và chế độ về khấu hao tài sản cố định hữu hình đưa ra cần đảm bảo cho việc thực hiện thông suốt, nhất là phải tạo điều kiện tốt nhất về mặt bảo toàn vốn kinh doanh, quay vòng vốn nhanh cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đề án này đã giải quyết được các vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 1 :Chế độ kế toán hiện hành về hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình

Phần 2:Một số kiến nghị đóng góp với chế độ kế toán hiện hành

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.PGS.TS.Đặng Thị Loan.Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp.NXB Đại học kinh tế quốc dân,2006.

2.Chuẩn mực kế toán quốc tế.NXB chính trị quốc gia,xuất bản lần thứ 2,2002

3.Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.NXB Thống kê,2008.

4.Quyết đinh số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành và công bố (06)chuẩn mực kế toán Việt Nam.

5.Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính. 6 các tạp chí :tạp chí kế toán

MỤC LỤC

...1I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH ...2 I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH ...2 1. Khái niệm và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình ...2

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình ở Việt Nám hiện nay (Trang 26 - 31)