Tăng trưởng sẽ không bền vững nếu sự tăng trưởng đó không tính đến các chi phí thiệt hại phải bỏ ra do ô nhiễm môi trường. Việt Nam cũng ở trong tình trạng các thiệt
hại do ô nhiễm môi trường gây ra ở mức cao và đang có xu hướng gia tăng. Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Chất lượng môi trường và sự phát triển bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp đang là mối quan tâm lớn trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế sau đây:
• 16TThứ nhất16T:
Tỉ lệ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật môi trường khá cao. Kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2010 của Tổng cục Môi trường đối với 260 cơ sở, khu công nghiệp trên phạm vi 46 tỉnh, thành phố (trong đó có 164 khu công nghiệp, 76 cơ sở thuộc trách nhiệm thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường và 20 cơ sở thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ TTg của - Thủ tướng Chính phủ) cho thấy:
- Có 33/174 cơ sở, khu công nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ TTg đang hoạt động (chiếm 18,97%) ch- ưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường hoặc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường theo quy định (chủ yếu là khu công nghiệp và cơ sở thuộc Quyết định số 64), tuy nhiên chỉ có 36/141 (chiếm 25,53%) số cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Có 111/174 cơ sở (chiếm 63,79%) thực hiện giám sát môi trường không đúng theo quy định;
- Có 32/100 (chiếm 32%) khu công nghiệp đang hoạt động đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng có đến 18/32 khu công nghiệp (chiếm 56,25%) có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu, nước thải vượt quy chuẩn Việt Nam;
- Có 46/74 cơ sở đang hoạt động (chiếm 62,16%) đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định, tuy nhiên có đến 19/46 cơ sở (chiếm 41,30%) có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu, nước thải vượt quy chuẩn Việt Nam;
- Hầu hết các khu công nghiệp chưa có bãi trung chuyển chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại tập trung theo quy định;
- Có 26/65 cơ sở (chiếm 40%) có phát sinh chất thải nguy hại nhưng không thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định và có đến 52/65 cơ sở (chiếm 80%) có phát sinh chất thải nguy hại vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Có 12/74 cơ sở (chiếm 16,22%) có các thông số khí thải vượt quy chuẩn Việt Nam;
- Có 15/16 cơ sở (chiếm 93,75%) thực hiện không đúng nội dung yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
• 16TThứ hai16T:
Công tác bảo vệ môi trường của hầu hết các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp còn nhiều yếu kém:
- 16TVề nước thải:16Tđa số các khu công nghiệp đều phát triển sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực nên phát thải nhiều loại nước thải khác nhau. Việc gom và xử lý chúng là khó khăn. Mặc dù số lượng các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã tăng lên nhưng theo báo cáo của các Ban quản lý các khu công nghiệp, tại khu vực xung quanh khu công nghiệp ở một số địa phương, một số tiêu chuẩn nước thải vượt quá quy định cho phép.
Nguyên nhân là do việc vận hành và kiểm tra vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa
có quy định pháp luật cụ thể, cũng như chưa có chế tài xử phạt có tính răn đe cao cho nên một số khu công nghiệp không vận hành các trạm xử lý nước thải liên tục. Ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính các khu công nghiệp và cộng đồng dân cư sống gần các khu công nghiệp đó.
16T 16T
- Về khí thải: mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức thực hiện nhưng trang thiết bị phục vụ công tác này chủ yếu còn sơ sài, đơn giản, chưa giảm thiểu triệt để ảnh hưởng của khí thải gây ra đối với môi trường xung quanh. Chất lượng môi trường không khí tại các khu công nghiệp, đặt biệt là các khu công nghiệp được thành lập trên cơ sở các doanh nghiệp cũ có sẵn với công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí trong các cơ sở sản xuất của các khu công nghiệp cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cụ thể như các đơn vị chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất đang gây ô nhiễm tại chính các cơ sở sản xuất đó và đã tác động không nhỏ đến sức khỏe người lao động.
- 16TVề chất thải nguy hại và chất thải rắn: Một số doanh nghiệp trong khu công 16T nghiệp không thực hiện đăng ký nguồn thải theo quy định, có doanh nghiệp tự lưu giữ chất thải, gây ô nhiễm cục bộ. Tại một số địa phương, còn chưa có doanh nghiệp thu gom, xử lý chất thải nguy hại cho doanh nghiệp thứ cấp trong khu công nghiệp nên chất thải nguy hại không được quản lý, xử lý theo quy định, nảy sinh nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Về chất thải rắn, tại một số khu công nghiệp chưa có nơi tập kết chất thải rắn để đưa đi xử lý, vì vậy, khó khăn trong việc thu gom, xử lý. Một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tự lưu giữ và xử lý không đảm bảo tiêu chuẩn. Lượng chất thải rắn nguy hại đang có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây, đặc biệt là tại các khu có nhiều doanh nghiệp điện tử, sản xuất hóa chất, lắp ráp thiết bị cao cấp.
Nhiều khu công nghiệp cũng chưa có khu vực phân loại và trung chuyển chất thải rắn.
Không khí tại một số khu công nghiệp cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do khí thải từ các nhà máy sản xuất.
• 16TThứ ba16T:
Nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng trong công cuộc bảo vệ môi trường. Áp lực do dân số, phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Phát triển công nghiệp hoá đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng.
Theo nhận định của Cục Cảnh sát môi trường, không chỉ những doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn cũng không coi trọng bảo vệ môi trường, còn lỏng lẻo trong việc quản lý, xử lý chất thải độc hại. Cả nước ta hiện nay có trên 200 khu sản xuất công nghiệp thì 70% trong số đó chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm ở các dòng sông và nhiều khu vực có người dân sinh sống. Tình trạng vi phạm phổ biến tại các khu công nghiệp vẫn là không thực hiện đúng các yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi trường, xả thải chưa qua xử lý và khai thác nguồn nước ngầm trái phép. Ngoài ra, việc xử lý chất thải y tế; bảo vệ động vật hoang dã; khai thác khoáng sản trái phép vẫn nhức nhối, phức tạp. Tuy nhiên, số vụ phát hiện, xử lý so với tình hình vi phạm thực tế còn quá ít. Khi bị phát hiện thì hình thức xử phạt lại quá nhẹ, không mang tính răn đe khiến tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ngày càng có chiều hướng gia tăng. Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nước ta có diễn biến phức tạp, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác tài nguyên, khu công nghiệp, khu đô thị. Tình trạng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp vi phạm quy định pháp luật về môi trường ngày càng tăng gây bức xúc trong nhân dân. Gần đây nhất là vụ việc của công ty Vedan, công ty Miwon bị phát hiện gây nhức nhối trong dư luận.
• 16TThứ tư:16T
Việc đầu tư cho công tác môi trường làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận đạt được nên tại một số nơi, việc bảo vệ môi trường chưa được doanh nghiệp tự giác thực hiện, vẫn cần được tuyên truyền thường xuyên, đồng thời có cơ chế thanh, kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật về môi trường. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì vẫn còn nhiều bất cập trong việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp, cũng như công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc xả thải ra môi trường; ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn yếu, việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải tại một số khu công nghiệp chưa nghiêm túc, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của người dân xung quanh.
Có thể thấy, ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của nhiều cơ sở sản xuất, chủ đầu tư các khu công nghiệp còn kém, vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp chạytheo lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh mà chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức trách nhiệm đầu tư đầy đủ và đồng bộ các công trình xử lý môi trường, một số công trình xử lý môi trường được xây dựng theo công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, mang nặng tính hình thức, đối phó với cơ quan chức năng… Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thực hiện không đúng, không đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường của các cơ sở, chủ đầu tư khu công nghiệp (thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện giám sát môi trường không đúng quy định,…).
Tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra ngày càng gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do công tác tổ chức thi hành pháp luật bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp còn chưa đạt hiệu quả, chưa chặt chẽ, cụ thể. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn một số bất
cập (ví dụ như quy định về Ban quản lý khu công nghiệp, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, việc phân cấp trách nhiệm đối với các đơn vị có liên quan trong bảo vệ môi trường khu công nghiệp còn có bất cập, chức năng của các đơn vị tham gia còn chồng chéo, tuy đã có quy hoạch phát triển khu công nghiệp nhưng chưa thống nhất, thiếu khoa học,…), thiếu đồng bộ, chưa có những quy định toàn diện về bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp. Việc tổ chức triển khai các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường gặp khá nhiều khó khăn đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như:
tuyên truyền, giáo dục để các đối tượng liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại hiểu biết và nâng cao ý thức tự giác trong việc thực hiện trách nhiệm của mình;
việc thực hiện chức năng, vai trò quản lý nhà nước trong việc triển khai giám sát thực thi; vấn đề đầu tư vốn, phương tiện xử lý chất thải nguy hại; việc xác định mức độ vi phạm và các chế tài xử phạt; việc triển khai các công cụ quản lý chưa hiệu quả;… Cho đến nay, chúng ta chưa giải quyết được thấu đáo các vấn đề trên và thực sự chưa thu được những kết quả như mong đợi… Hầu hết các văn bản liên quan đến doanh nghiệp đều tập trung vào những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư còn hành lang pháp lý về quản lý môi trường của các doanh nghiệp chậm được ban hành. Có thể nhận thấy, việc triển khai tổ chức thi hành pháp luật bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc và còn khá nhiều bất cập.