CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH DẤU ẨN
III. Phân loại và ứng dụng các kỹ thuật đánh dấu ẩn
Kỹ thuật đánh dấu ẩn có thể phân loại thành một số các loại khác nhau dựa trên các tham số khác nhau. Dưới đây là danh sách các loại đánh dấu thông tin khác nhau:
* Phân loại theo khả năng cảm nhân của con người - Dấu ẩn có thể nghe thấy, nhìn thấy được
- Dấu ẩn không thể nghe thấy, nhìn thấy được
o Đánh dấu thông tin yếu: là loại đánh dấu ẩn mà thông tin ẩn rất dễ dàng bị phá huỷ bởi quá trình biến đổi thông thường o Đánh dấu thông tin bền vững: là loại hình đánh dấu thông tin
mà thông tin rất bền vững trước các biến đổi thông thường
* Phân loại theo thông tin cần được đánh dấu bản quyền - Đánh dấu thông tin trên dữ liệu dạng văn bản - Đánh dấu thông tin trên dữ liệu dạng ảnh - Đánh dấu thông tin trên dữ liệu dạng video - Đánh dấu thông tin trên dữ liệu dạng audio
* Phân loại dựa theo miền thực hiên quá trình đánh dấu - Đánh dấu thông tin trên miền không gian
- Đánh dấu thông tin trên miền tần số
* Phân loại dựa trên ứng dụng
- Đánh dấu thông tin dựa trên dữ liệu bên nguồn - Đánh dấu thông tin dựa trên dữ liệu bên nhận
Đánh dấu ẩn
Theo miền làm việc
Theo loại tài liệu
Theo khả năng cảm nhận
Theo loạ ứng dụng
Miền không
gian Miền tần số
Văn bản Ảnh Audio Video
Dựa trên nguồn
Không cảm nhận được
Có thể cảm nhận được
Giữ mật Công khai
Bền
vững Yếu
Có thể khôi phục được
Không thể phôi phục được Hình1.4: Sơ đồ phân loại đánh dấu ẩn
2. Ứng dụng các kỹ thuật đánh dấu ẩn
Kỹ thuật đánh dấu ẩn dữ liêu ẩn khác với các kỹ thuật mã hóa dữ liệu.
Thông tin multimedia có những dữ liệu ẩn không bị "khóa", mỗi thông tin được bảo vệ tự thực hiện việc bảo mật chứ không cần đến hệ thống bảo mật đầu cuối thường là loại đắt tiền. Cơ chế bảo mật này linh động và có chi phí - thấp; có thể kết hợp với các kỹ thuật mã hóa khác để tăng độ an toàn. Kỹ thuật nhúng dữ liêu ẩn có nhiều ứng dụng: bảo vệ bản quyền, kiểm soát sao chép, truyền tải thông tin ... Hiện nay đã có một số ứng dụng thương mại của kỹ thuật này, như cơ chế xác thực dùng trong máy ảnh số nhằm cấm thay đổi ảnh chụp, cơ chế kiểm soát sao chép đĩa DVD, cơ chế bảo vệ bản quyền nhạc số và sẽ có nhiều ứng dụng khác nữa trong tương lai.
Dữ liệu ẩn có thể phân thành hai loại: loại công khai và loại bí mật.
Loại dữ liệu ẩn công khai có thể được sử dụng để xác định nguồn gốc, quyền sử dụng của thông tin. Đây là dạng mà các công ty phim ảnh, âm nhạc đang dùng. Loại dữ liệu ẩn bí mật có ưu điểm hơn so với loại dữ liệu ẩn công khai vì sự hiện hữu của nó khó phát hiện và vì vậy khả năng bị tấn công ít hơn.
Loại này có thể được dùng để kiểm tra sự thay đổi dữ liệu hay dùng để truyền tải thông điểm bí mật mà chỉ những ai biết được khoá mới có thể đọc được, đây có thể xem là dạng thông tin trong thông tin. Dựa vào hai loại này, trên thực tế có các dạng ứng dụng chủ yếu sau đây:
Bảo vệ quyền sở hữu (Copyright Protection): Dấu ẩn có thể được dùng để bảo vệ quyền sở hữu đối với các sản phẩm đa phương tiện. Nội dung của các thông tin đa phương tiện này sẽ chứa thêm các thông tin về người sở hữu. Khi các thông tin này được sử dụng bất hợp pháp thì ta có thể dùng bộ phận tách dấu ẩn để phát hiện.
Chống nhân bản bất hợp pháp (Copy Protection): Các sản phẩm có chứa dấu ẩn biểu hiện cho việc sản phẩm này không được nhân bản, vì nếu nhân bản sẽ phạm luật. Nhà sản xuất sẽ trang bị cho các phương tiện dùng để nhân bản (như CD writer…) khả năng phát hiện xem thông tin đa phương tiện có chứa dấu ẩn hay không, nếu có thì sẽ từ chối không nhân bản.
Theo dõi quá trình sử dụng (Tracking): Phương pháp đánh dấu ẩn có thể được dùng để theo dõi quá trình sử dựng của các thông tin đa phương tiện.
Mỗi bản sao của sản phẩm được chứa bằng một dấu ẩn duy nhất dùng để xác định người sử dụng là ai. Nếu có sự nhân bảng bất hợp pháp, ta có thể truy ra người vi phạm nhờ vào dấu ẩn được chứa bên trong nội dung dữ liệu đa phương tiện.
Chống giả mạo (Tamper Proofing): Phương pháp đánh dấu ẩn có thể được dùng để chống sự giả mạo. Nếu có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung của các thông tin thì dấu ẩn này sẽ bị huỷ đi. Do đó rất khó làm giả các thông tin có chứa dấu ẩn.
Theo dõi truyền thông (Broadcast Monitoring): Các công ty truyền thông và quảng cáo có thể dùng kỹ thuật đánh dấu ẩn để quản lý xem có bao nhiêu khách hàng đã dùng dịch vụ cung cấp.
Truyền tin bí mật (Concealed Communication): bởi vì kỹ thuật đánh dấu ẩn là một dạng đặc biệt của việc che dấu dữ liệu (steganography) nên người ta có thể dùng để truyền các thông tin bí mật.