Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non (Trang 25 - 29)

- Cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị, đồ dùng, …phục vụ bán trú .

- Con người: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường mầm non Nhạo Sơn.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng theo các nội dung sau:

Để trẻ luôn khỏe mạnh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình cảm quan hệ xã hội thì việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức quan trọng và cần thiết trong đó việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học được coi trọng, vì nó ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy mà việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường là vô cùng cần thiết và bữa chính chiều cũng

hết sức quan trọng không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của trẻ vì nó bổ sung nguồn dinh dưỡng và cung cấp thêm năng lượng cho trẻ trong ngày giúp trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết cho mọi hoạt động và sự phát triển của trẻ, giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Bởi vậy mà việc nâng cao chất lượng bữa ăn nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trong độ tuổi trẻ mầm non là hết sức cần thiết.

Qua nghiên cứu và áp dụng sáng kiến, tôi có nhận thấy kết quả cân đo có chuyển biến rõ rệt.

Kết quả cân đo, bé chăm, ngoan trường MN nhạo Sơn như sau:

Nội dung

Số trẻ

Tỷ lệ chuyên

cần

Tỷ lệ ngoan

Số trẻ bình thường

Số trẻ SDD thể nhẹ cân

Số trẻ SDD thể thấp còi Cân

nặng

Chiều cao

Số lượng

Tỷ lệ Số lượng

Tỷ lệ Trước

khi áp dụng sáng kiến

247 88% 90% 237 234 10 4% 13 5.2%

Sau khi áp dụng sáng kiến

247 95% 98% 241 236 6 2.4% 10 4%

Vâng! chúng ta có thể khẳng định rằng: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là rất quan trọng, nếu bữa ăn ngon thì sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng và sức khỏe được nâng cao. Trẻ khỏe mạnh sẽ đi học đều tỷ lệ chuyên cần, bé ngoan tăng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Góp phần vào việc phát triển tầm vóc trí tuệ con người Việt Nam, để đáp ứng với những yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người hiện nay.

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

* Đối với bản thân

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài giúp nhà giáo dục nắm được các khái niệm lý luận cơ bản về mục đích, mục tiêu và nôi dung của việc giáo dục qua đó biết được các quá trình phát triển tâm lý của trẻ trong từng độ tuổi. Trên cơ sở đó xác định phương pháp, xây dựng biện pháp giáo dục phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong nhà trường.

Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng của đề tài tôi nhận thấy việc giáo dục những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển sức khỏe và thể lực cho trẻ, vì vậy trẻ không thể sống lớn lên mà một phần sức khỏe nào đó không ổn định.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên bản thân:

Là một cán bộ quản lý cần khiêm tốn học hỏi luôn phấn đấu vươn lên đổi mới không ngừng của xã hội, của nghành học mầm non nhất là thời kỳ khoa học thông tin bùng nổ.Cố gắng vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Luôn lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp, tìm tòi, mạnh dạn đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong nhà trường.

Tham mưu tích cực với lãnh đạo để mua sắm, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc bữa ăn của trẻ từ giáo viên đứng lớp đến nhân viên cấp dưỡng.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng chế biến thức ăn cũng như công tác chăm sóc các cháu: vệ sinh cá nhân, giờ ăn, giờ ngủ…

Chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng cho giáo viên, cập nhật kịp thời các thông tin đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc bữa ăn góp phần xây dựng môi trường chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ một các tốt nhất để trường mầm non xứng đáng là ngôi nhà thứ hai của trẻ.

* Đối với trẻ

Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, có thói quen văn minh trong ăn uống. Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…

Có ý thức lao động, giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như:

không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người.

Trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm đạt: 90%

Trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống đạt: 96%

* Đối với các bậc cha mẹ học sinh

- Đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ;

Quan tâm hơn đến việc chăm sóc bữa ăn của các cháu.

- Tích cực phối kết hợp với giáo viên, nhà trường trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ.

* Đối với nhà trường

Với những biện pháp như đã nêu trên 100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được tầm quan trọng của việc chăm sóc bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tại trường.

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không có trường hợp xảy ra ngộ độc.

Giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ vào từng chủ đề trong tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi…đạt hiệu quả cao, qua đó hầu hết trẻ đã biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường. Vì vậy mà năm học 2019-2020 số trẻ suy dinh dưỡng giảm đi đáng kể; phụ huynh có thêm niềm tin và động lực khi gửi con em đến trường.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Sau khi áp dụng đề tài cho thấy, chất lượng bữa ăn của trẻ trong nhà trường bước đầu đã dần được cải thiện và nâng cao, trẻ ngoan khỏe, ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Nên trẻ có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực trong các hoạt động; phụ huynh có thêm niềm tin và động lực khi gửi con em đến trường. Kết quả được thể hiện qua tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm so với đầu năm học. Vì vậy sáng kiến đã được các đồng chí trong nhà trường đánh giá cao và cho rằng có thể áp dụng vào các năm học tiếp theo.

Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi và đồng nghiệp đã áp dụng cho trẻ tại nhà trường trong năm học 2020-2021. Tôi tin rằng đề tài sáng kiến này ít nhiều cũng đã mở cho bản thân tôi cùng các giáo viên trong trường và trường bạn một hành trang mới để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Góp phần vào việc phát triển tầm vóc trí tuệ con người Việt Nam, để đáp ứng với những yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người hiện nay.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w