10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo y kiến của tác giả
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệp giúp tôi có được một tiết dạy bổ ích. Việc đổi mới bài dạy luôn là yếu tố cần thiết, đặc biệt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu thông qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm các tài liệu và làm việc theo nhóm để đưa ra sản phẩm của từng nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên…; tham gia các hoạt động học tập trên lớp. Đặc biệt các em rất hứng thú với phương pháp đóng vai, diễn kịch, nhập vai rất thành công. Tất cả đã tạo thành một chuỗi các hoạt động liên tiếp có sự gắn kết với nhau, từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ sâu sắc bài học hơn.
Vận dụng phương pháp đã nghiên cứu vào thực tế giảng dạy tác phẩm tôi thấy kết quả tốt hơn so với phương pháp trước đây. Khi đối chiếu kết quả đánh giá kiến thức, kĩ năng qua bài kiểm tra của hai lớp do người viết trực tiếp giảng dạy: 10C, 10A3 ở hai thời điểm trước và sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy rõ hiệu quả của sáng kiến. Kết quả kiểm tra cao hơn, nhiều em lập luận chặt chẽ hơn, thuyết phục hơn, cảm xúc hơn.
Năm học 2017-2018, sáng kiến được giảng dạy tại lớp 10C. Lớp đối chứng là 10A3 được dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả cho thấy các em lớp 10C rất hứng thú, lớp học sôi động hơn. Các em tham gia nhiệt tình hơn trong các hoạt động học tập.
Thông qua các bài kiểm tra nhanh 15 phút theo phương pháp trắc nghiệm để đánh giá khả năng nắm kiến thức, tư duy suy luận. Kết quả thu được tính bằng thống kê trung bình của các bài kiểm tra.
SL % SL % SL % SL % SL %
10C 30 8 26,7 18 60 4 13,3 0 0 0 0
10A3 40 2 5 21 47,5 17 42,5 0 0 0 0
Năm học 2019- 2020 sáng kiến được áp dụng tại lớp 10A1. Lớp đối chứng là 10A3, 10A4 được giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả áp dụng sáng kiến thông qua bài kiểm tra 15 phút như sau.
Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Loại Tb Loại yếu Loại kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10A1 45 12 26,7 30 66,7 3 6,6 0 0 0 0
10A3 45 5 11,1 23 51,1 17 37,8 0 0 0 0
10A4 45 1 2,2 20 44,4 24 53,3 0 0
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo y kiến của tổ chức, cá nhân
Sau khi sáng kiến áp dụng ở những lớp cụ thể, được Ban giám hiệu và tổ chuyên môn dự giờ đánh giá cao. Ý kiến của tổ chuyên môn cho rằng: vận dụng kĩ năng đọc hiểu dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại là vận dụng những đặc trưng thi pháp về thể loại để dẫn dắt học sinh khám phát hiện những khía cạnh về hình thức, các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm, từ đó thấy được giá trị và thẩm mĩ của tác phẩm.
Người giáo viên nắm được thi pháp truyện cổ tích là để chính mình có thể cảm thụ sâu sắc, cảm thụ có cơ sở khoa học những tác phẩm văn học dân gian. Từ đó người thầy có thể tìm ra con đường tốt nhất và ngắn nhất dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu vườn hoa
muôn mầu trong truyện cổ tích, góp phần trau dồi tri thức về cuộc sống, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục những tình cảm cao quý cho thể hệ làm chủ tương lai.
Giáo dục nhân cách cho học sinh qua môn học là rất quan trọng, do đặc thù của môn Ngữ văn, mỗi tác phẩm mang lại cho người đọc những chân lí, những lài học bổ ích. Truyện cổ tích nói chung và truyện Tấm Cám nói riêng có vai trò giáo dục mạnh mẽ. Đó là bài học về ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Học sinh được tiếp cận một tác phẩm quen thuộc theo phương pháp mới, nên hào hứng, chủ động, tích cực hơn. Đây không chỉ là câu chuyện về cô Tấm hiền lành hay mụ dì ghẻ ác độc mà còn có cả đời sống văn hóa dân gian ẩn mình trong đó. Học sinh có cái nhìn bao quát về văn học dân gian. Góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu thương giữa co người trong cuộc sống. Cũng qua tác phẩm, các em tích lũy được kiến thức để làm cơ sở lí luận cho những bài viết về truyện cổ tích; có điều kiện để vận dụng kiến thức và rèn kĩ năng viết văn nghị luận thông qua hệ thống đề tự giải.
Tạo được hứng thú học tập với học sinh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
Tác phẩm văn học dân gian đã thực sự sống trong lòng các em.