PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 43)

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Trong quá trình thực thiện đề tài luận văn tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp do cơ quan quản lý thuế cung cấp đó là sử dụng phương pháp thu thập các thông tin, dữ liệu về các khoản thu từ đất, về số thu, về công tác thực hiện chính sách, về công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu giai đoạn 2016-2019. Nguồn số liệu khai thác từ các chương trình ứng dụng của cơ quan Thuế đó là:

- TPH: Chương trình tổng hợp dữ liệu toàn ngành - TMS: Hệ thống quản lý thuế tập trung

Ngoài ra một số nguồn dữ liệu từ các ngành có liên quan cũng được khai thác để có dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn, đó là: Văn bản chính sách của Nhà nước, báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục Thuế, Chi Cục Thuế, Sở Tài nguyên, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý và các doanh nghiệp. Với phương pháp này sẽ thu thập được nhiều thông tin theo chủ ý của tác giả, thông tin tập trung, có tính định lượng.

Dữ liệu sơ cấp là các ý kiến đánh giá của NNT; các cán bộ làm việc tại:

Cục Thuế và các CCT. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi.

* Phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi:

Tác giả đã tiến hành lập bảng hỏi điều tra đối với đối tượng là người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế. Đối tượng điều tra, bao gồm các doanh nghiệp, các cán bộ làm việc tại Cục Thuế, các Chi cục Thuế.

Danh sách NNT được lấy theo danh sách ngẫu nhiên NNT do Cục Thuế tỉnh quản lý.

Mẫu phiếu khảo sát: xem phụ lục số 01, phụ lục số 02 Cách thức điều tra: Phát và thu hồi phiếu trực tiếp

Về loại hình và lĩnh vực hoạt động của các đơn vị thuộc mẫu điều tra Tổng số mẫu điều tra là 240 mẫu trong đó (i) Nhóm chủ thể quản lý là các cán bộ làm việc trong các cơ quan 40 phiếu gồm: Cán bộ làm việc tại phòng quản lý các khoản thu từ đất là 3 phiếu, cán bộ công tác tại đội quản lý trước bạ và thu khác tại các Chi cục Thuế là 37 phiếu; (ii) Nhóm khách thể quản lý 200 phiếu gồm các tổ chức (Doanh nghiệp, công ty...) sử dụng.

Nội dung phiếu điều tra: Thiết lập bảng hỏi, đánh giá về 5 tiêu chí chủ yếu là công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, Công tác đăng ký kê khai nộp thuế, Công tác thu thuế, công tác quản lý nợ đọng thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế ngoài ra còn một số tiêu chí khác với 5 cấp độ đánh giá là: Rất không đồng ý, không đồng ý, tương đối đồng ý, đồng ý, rất đồng ý.

2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý dữ liệu

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Toàn bộ tài liệu thu thập được sẽ tổng hợp thành bảng thống kê, biểu diễn bảng.

- Xử lý dữ liệu: Kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bằng các phần mềm tin học như excel…

2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Ở chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý các khoản thu từ đất của các đề tài nghiên cứu từ trước để xây dựng khung lý luận, tác giả đã phân tích một số công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan đến đề tài luận văn để từ đó nhận thức, kế thừa những kết quả nghiên cứu và thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.

Ở chương 3. Sau khi thu thập được các thông tin liên quan đến đề tài, tác giả nêu được thực trạng quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc. Tiến hành phân tích, đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được trong quản lý các khoản thu từ đất.

Ở chương 3. Tác giả đã phân tích những nội dung cụ thể về quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Ở chương 4. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu từ đất mang tính hệ thống, đồng bộ, không bị trùng lặp.

2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này tiến hành so sánh số liệu qua các năm để đánh giá sự tương quan giữa các khoản thu, chỉ ra được diễn biến các khoản thu qua các năm để thấy được tình hình tăng giảm của các khoản thu như thế nào. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá, rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan về công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)