PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC MÔ HÌNH BIOGAS
3.3. CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG PHẠM VI ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS
Chúng ta đã thấy được hiệu quả mà mô hình Biogas đem lại cho các hộ gia đình và cộng đồng là rất lớn.Vì vậy, mô hình này cần phải được phát triển, mở rộng hơn nữa đến các hộ nông dân trên mọi miền đất nước.
3.3.1. Giải pháp chung
Mô hình Biogas không những đem lại lợi ích trực tiếp cho hộ nông dân đồng thời nó cũng đem lại lợi ích cho cả cộng đồng về mặt môi trường và xã hội.Vì vậy, để phát triển mô hình Biogas cần phải có sự quan tâm của toàn thể cộng đồng. Do đó, giải pháp chung để phát triển Biogas là có sự chỉ đạo của các chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức để phát triển mô hình Biogasở hộ gia đình thuộc xã Hương Toàn nói riêng và các hộ gia đình thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho chương trình phát triển Biogas. Tổ chức các lớp tuyên truyền, vận
động người dân xây dựng mô hình Biogas ở hộ gia đình, phổ biến rộng rãi tới từng hộ nông dân về tác dụng của việc xây hầm Biogas và đặc biệt là hỗ trợ vốn và kỹ thuật để người dân dễ dàng tiếp cận hơn về mô hình Biogas.
3.3.2. Giải pháp cụ thể
Giải pháp kinh tế
Chính quyền địa phương cần kết hợp chặt chẽ và có chính sách hỗ trợ vay vốn trung hoặc dài hạn, hoặc cho vay với lãi suất thấp tạo điều kiện cho người dân xây dựng hầm xử lý Biogas, đồng thời tăng cường đầu tư vốn cho ngành sản xuất chăn nuôi.Để xây dựng một mô hình Biogas hoàn chỉnh, đúng kỹ thuật, mỗi hộ gia đình phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn so với mức sống ở vùng nông thôn.
Nhiều hộ dân sẽ không đủ khả năng chi trả cho chi phí ban đầu lớn như vậy.Do vậy, cần hỗ trợ một phần để động viên, khuyến khích bà con nông dân xây hầm hoặc thành lập quỹ cho vay không lấy lãi đối với các hộ vay vốn để xây hầm Biogas. Mức đầu tư hỗ trợ phụ thuộc vào ngân sách và khả năng của mỗi tổ chức.
Số tiền đầu tư dù ít hay nhiều cũng làm giảm bớt gánh nặng cho người dân.
Bên cạnh hỗ trợ vốn trực tiếp cho các hộ nông dân xây dựng hầm Biogas, Nhà nước có thể đưa ra những chương trình ưu đãi cho những hộ gia đình sử dụng Biogas tốt như khen thưởng, có thể đưa họ vào đội ngũ tuyên truyền viên hướng dẫn những hộ gia đình xung quanh tiến hành xây dựng mô hình.
Tăng cường đầu tư vốn cho sản xuất ngành chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng quy mô chăn nuôi, rút ngắn thời gian trong một lứa, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi thì cần phải có vốn đầu tư cho thức ăn cho vật nuôi. Thay thế phương pháp chăn nuôi truyền thống (tận dụng thức ăn thừa, sản phẩm phụ của ngành trồng trọt) bằng phương pháp kết hợp giữa thức ăn dư thừa với thức ăn công nghiệp nên cần phải có một số vốn nhất định mà hộ nông dân thì thường thiếu vốn. Do vậy, cần có chính sách đầu tư cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ nông dân muốn mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi.
Trong các cấp chính quyền cũng cần có sự quan tâm thúc đẩy, có những cơ chế khen thưởng hợp lý để khuyến khích những doanh nghiệp tự khám phá thị trường, cũng như tự người dân ý thức được vai trò của họ.Có thể ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thiết bị hỗ trợ cho xây dựng, sử dụng, hoạt động của Biogas.Như vậy, mô hình Biogas sẽ được phát triển bền vững hơn.
Giải pháp kỹ thuật
Ngoài việc hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình xây dựng hầm Biogas, các cấp chính quyền cần phải mở các lớp khuyến nông để phổ biến và hướng dẫn cho người dân kỹ thuật, cách thức sử dụng các thiết bị.Biogas là công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài nên còn rất lạ lẫm đối với bà con nông dân, hơn nữa kỹ thuật xây hầm tương đối khó so với trìnhđộ của nhân dân địa phương đòi hỏi độ chính xác cao, thận trọng trong khi xây dựng. Vì vậy, đội ngũ thợ xây cần được đào tạo chuyên nghiệp. Các kỹ thuật viên phải thường xuyên giám sát công trình trong suốt quá trình xây dựng, phát hiện và giải quyết các sự cố gặp phải.
Tư vấn kỹ thuật tận tình cho hộ gia đình trong việc lựa chọn kiểu, kích thước hầm… Việc nghiệm thu phải kĩ càng, các kỹ thuật viên phải thử độ kín nước, kín khí, lắp đặt đường ống, bếp, nắp bể phân giải. Tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động mô hình.
Trong thời gian mô hình đang hoạt động, các kỹ thuật viên phải kiểm tra tình hình sử dụng mô hình tại các gia đình. Khắc phục sự cố mà các hộ gia đình gặp phải trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, các hầm Biogas nên có chế độ bảo hành để khuyến khích người dân xây dựng mô hình Biogas.
Cần mời chuyên gia kỹ thuật phụ trách Biogas về tập huấn kỹ thuật cho cán bộ lãnh đạo xã và đội ngũ thợ xây địa phương để dễ theo dõi việc sử dụng Biogas của bà con, nhanh chóng khắc phục những sự cố mà bà con gặp phải trong quá trình sử dụng. Đưa ra những hạn chế còn gặp phải trong quá trình thi công và sử dụng, từ đó có những cách khắc phục giúp cho các mô hình xây dựng sau này được hoàn thiện hơn.
Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu về thiết kế, ứng dụng mô hình Biogasđể tìm ra loại hầm Biogas thích hợp hơn và có hiệu quả hơn.
Giải pháp khác
Cần huy động mọi nguồn lực và hỗ trợ của các cấp chính quyền để hình thành và phát triển các tổ chức dịch vụ xây dựng Biogas ở cấp xã theo định hướng thị trường. Các tổ chức dịch vụ này cần được hỗ trợ ban đầu về kỹ thuật xây dựng hầm Biogas, kĩ năng tiếp thị để từng bước phát triển thành các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý của Nhà nước cũng cần có ưu tiên nhất định cho loại hình doanh nghiệp đặc biệt này.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho người dân về mô hình Biogas,đây là công tác rất quan trọng có ý nghĩa lớn lao để thực hiện thành công các dự án.Công tác này cần phải triển khai với các hình thức phù hợp như:
tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền tại địa phương thông qua việc đưa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Mặt khác cần phải xây dựng một số mô hìnhđiểm để tuyên truyền bằng trực quan, phù hợp với tâm lý “trăm nghe không bằng một thấy” của người dân.
Bà con nông dân hầu như rất xa lạ với mô hình Biogas, người dân chưa hiểu hết về vai trò và tác dụng của mô hình cũng như chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Do vậy, Nhà nước phải có kế hoạch, chương trình phổ biến mô hình Biogas tới mọi gia đình thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng. Thông tin sẽ dễ dàng đến với người dân qua truyền hình như một số tin tức giới thiệu trên thời sự hàng ngày, phim tài liệu hay các thông tin trong chương trình khuyến nông… Các tổ chức, cơ quan như trạm khuyến nông, hội nông dân… cần có sự phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện thúc đẩy phong trào phát triển Biogas bằng việc mở các lớp tập huấn, đưa lãnh đạo địa phương và một số nông dân điển hìnhđi tham quan những nơi có phong trào Biogas phát triển.
Qua đó, vận động nông dân tự nguyện xây dựng hầm Biogas và để làm được điều đó thì các đồng chí cán bộ xã, thôn phải là những người gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng mô hình Biogas. Khi đó, bà con nông dân mới tận mắt trông thấy được những tác dụng tốt của mô hình rồi họ sẽ tin tưởng và làm theo.