CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG NGHỆ THI CÔNG PHÙ HỢP THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM GIAO THÔNG HIỆP HÒA
3.3. Biện pháp tổ chức thi công
3.3.9. Các bước thi công khoan phụt vữa
3.3.9.4. Lắp đặt nút lỗ khoan
- Nút lỗ khoan trong quá trình khoan
Các nút thường được lắp đặt gần miệng lỗ khoan, cách miệng lỗ khoan khoảng 1,5m. Tuy nhiên, khoảng cách này không phải luôn luôn là cố định mà nó tuỳ thuộc vào các yêu cầu khác nhau của nút.
Khi đào hầm trong điều kiện áp lực nước ngầm lớn và khối đá kém ổn định có thể xảy ra hiện tượng phá huỷ gương và do đó nút thường được bố trí ở vị trí sâu trong lỗ khoan (khoảng 5m). Để chống lại hiện tượng nước ngầm và vữa chảy ngược ra ngoài lỗ khoan thì các nút lỗ khoan phải được lắp đặt ở vị trí sâu hơn. Đôi khi các lỗ khoan được khoan vào trong đá rất yếu có thể hình thành các khối nêm cục bộ trượt vào lỗ khoan là nguyên nhân làm cho các nút bị trượt. Trong trường hợp này có thể đặt các nút ở sâu hơn.
- 63 -
Trong các lỗ khoan có nước ngầm chảy vào cần phải nút càng sớm càng tốt và phải đóng các van lại để giảm thiểu lượng nước ngầm chảy vào đường hầm.
- Nút lỗ khoan trong quá trình bơm vữa
Khi phụt vữa với áp lực cao thì cần phải có nút giữa ống bơm vữa và thành lỗ khoan. Nút thông thường bao gồm một đoạn ống và vòng đệm đàn hồi có thể chèn vào trong lỗ khoan và giãn nở để bịt kín thành lỗ khoan. Các vòng đệm này sẽ gắn chặt các nút vào vị trí cố định do đó khi bơm phụt vữa với áp lực cao không thể đẩy chúng ra khỏi lỗ khoan. Hiện nay có rất nhiều loại nút khác nhau. Phần lớn các nhà sản xuất chế tạo chúng về cơ bản là giống nhau, nhưng chúng khác nhau ở chất lượng, kích thước và chi tiết. Các nút được lựa chọn cho mỗi dự án phụ thuộc vào điều kiện đất đá, khả năng cung cấp, giá thành và các thông số khác.
Hình 3.11. Nút cơ học
Tay quay
Hướng bơm ống trong
Hướng dòng
ống ngoài ống cao su giãn nở
ống cao su bị nén ép khi tay quay quay theo chiều kim đồng hồ làm cho ống trong và ống ngoài khít lại
- 64 -
Hình 3.12. Van tròn (tampol)
Hình 3.13. Loại nút chỉ dùng một lần
Hình 3.14. Các loại nút dùng một lần có đường kính 38 đến 63mm
- 65 -
Hình 3.15. Nút thuỷ lực
Hình 3.16. Sử dụng công nghệ ống đứng cho đất đá không ổn định Khi áp lực nước ngầm lớn ( > 10 bar) sẽ tạo ra dòng chảy lớn ảnh hưởng đến công tác xây dựng hầm. Trong các khối đá rắn cứng như granit, granit gneiss với lớp phủ lớn, khi một phần của đường hầm đào qua khu vực nứt nẻ mạnh sẽ có lượng nước ngầm áp lực cao chảy vào. Có 2 cách để giải quyết vấn đề nước ngầm chảy vào là bơm nước ra khỏi đường hầm hoặc chọn hướng thi công để nước tự chảy ra ngoài cửa hầm và khoan phụt vữa.
- 66 -
Khi đó có thể áp dụng các kinh nghiệm sau:
- Khoan các lỗ khoan ở phía trước gương để tiến hành phụt vữa. Hoặc có thể sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp khoan phụt.
- Trường hợp không thể tạo độ dốc hướng ra cửa hầm thì phải bơm nước khi đó công suất của máy bơm phải lớn hơn ít nhất 100% lưu lượng nước lớn nhất chảy vào hầm.
- Cần phải có máy phát điện dự phòng để đảm bảo thi công liên tục trong trường hợp mất điện lưới.
- Yêu cầu thiết bị khoan phụt phải có khả năng bơm được các hạt có kích thước trên 5mm
- Phương pháp khoan phụt trước thường đơn giản và hiệu quả, có thể tạo ra gương kín (cách nước) để thuận tiện cho thi công.
- Với áp lực thuỷ tĩnh cao cần phải có phương pháp đặc biệt để xác định.
Không cho phép áp lực nước cao ở quá gần gương đào, đặc biệt nếu điều kiện đất đá yếu.
- Sử dụng xi măng làm vật liệu phụt. Ngay cả khi khối lượng tiêu tốn xi măng lớn, giá thành của xi măng chỉ bằng khoảng 5% tổng giá thành của công tác khoan phụt. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện mà giá thành công tác bơm, công tác khoan và công tác phụt vữa có thể chiếm nhiều hay ít.
- Luôn giữ cho cho khu vực gương đào cách nước và không bao giờ được nổ mìn cho chu kỳ tiếp theo nếu thấy có nghi ngờ.