Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Dạy học tích hợp
1.2.3. Quy trình xây dựng bài học/chủ đề tích hợp
Hiện nay, có một số tác giả đã nghiên cứu về dạy học tích hợp, chẳng hạn như:
Tác giả Phạm Thị Thu Hương (2013) đưa ra quy trình xây dựng bài học bao gồm 6 bước đó là [18]:
- Bước 1. Nghiên cứu kỹ nội dung bài học
- Bước 2. Tìm hiểu đối tượng người học
- Bước 3. Xác định phương pháp, biện pháp, phương tiện, các hoạt động, hành động, thao tác sẽ tiến hành trong bài học
- Bước 4. Soạn bài theo tiến trình dạy học dự kiến.
- Bước 5. Kiểm tra và hoàn thiện thiết kế bài học.
- Bước 6. Rút kinh nghiệm và điểu chỉnh thiết kế (nếu có) sau giờ dạy học.
Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Nhung (2017) quy trình xây dựng bài học cần được thực hiện theo 5 bước sau [20]:
- Bước 1. Phân tích chương trình dạy học, người học: Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình dạy học, hiểu được mạch kiến thức và yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, từ đó xác định chuẩn kiến thức và kỹ năng, các yêu cầu cơ bản nhất của bài học. Ngoài ra, giáo viên cần căn cứ đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm lý của đối tượng học sinh của mình để từ đó xây dựng mục tiêu bài học phù hợp và có tính khả thi.
- Bước 2. Xác định mục tiêu bài học: Đây là bước giáo viên xác định cái đích cần đạt tới của bài học về cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và tình cảm - thái độ, từ đó viết mục tiêu thành các yêu cầu được lượng hóa, đó là những dự đoán về kết quả ban đầu của giáo viên về quá trình dạy học, được xem như bộ chuẩn đầu ra có tính định lượng để định hướng quá trình dạy học.
- Bước 3. Đề xuất ý tưởng dạy học cho đơn vị bài học, trên cơ sở lấy hoạt động của người học: Giáo viên xác định các loại hoạt động học tập nào cần có để đạt được kết quả học tập như dự kiến, các điều kiện, phương tiện, học liệu dạy học kèm theo. Giáo viên lên càng nhiều ý tưởng cho các hoạt động càng tốt, tương ứng với mỗi ý tưởng, giáo viên cần phác họa những điều kiện, phương tiện học liệu cũng như môi trường học tập kèm theo. Xác định khả năng chấp nhận các nhiệm vụ nhận thức của học sinh, gồm: xác
định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần có và đã có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
- Bước 4. Lựa chọn ý tưởng và xây dựng kế hoạch bài học: Trên cơ sở cân nhắc lựa chọn phương án tổ chức hoạt động học tập và hoạt động dạy, giáo viên lựa chọn và thiết kế các phương tiện, học liệu cũng như môi trường học tập phù hợp. Dựa trên các nguyên tắc: phương án đó khuyến khích tối đa tính tích cực học tập của học sinh; đảm bảo tính khả thi và phù hợp với năng lực sở trường của giáo viên. Việc soạn thảo kế hoạch bài học thông thường được thể hiện dưới dạng văn bản, ngoài ra còn có thể là một bản Power Point hoặc có thể là một hệ thống các hoạt động thực hành, luyện tập.
- Bước 5. Thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh bản kế hoạch bài học:
Đối với giáo viên mới vào nghề, trước khi thực thi chính thức bao giờ cũng là quá trình thử nghiệm trên đối tượng giả định, tham khảo các kế hoạch dạy học, các ý tưởng dạy học, các tài liệu tham khác, để đánh giá, lựa chọn, cân nhắc hoàn thiện bản thiết kế, đưa ra những phương án dự phòng, điều chỉnh khi cần thiết. Đối với giáo viên đã lành nghề, đó là quá trình cân nhắc, tham khảo đồng nghiệp; ngay cả sau quá trình thức thi bản thiết kế kế hoạch bài học cần rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung cần thiết.
Từ các quy trình xây dựng bài học trên có thể thấy, mặc dù mỗi tác giả đưa ra quy trình xây dựng khác nhau về việc thiết kế bài học tích hợp nhưng có thể thấy, các tác giả đều thống nhất các hoạt động như sau:
Thứ nhất, xác định mục tiêu bài học: các mục tiêu được thể hiện bằng động từ, và các động từ có thể được định lượng theo ba cấp độ: hiểu, biết và vận dụng. Phải phù hợp với cấp độ của học sinh để xác định thứ bậc cụ thể của mục tiêu.
Thứ hai, xác định việc chuẩn bị giáo viên và học sinh: giáo viên và học sinh cần chuẩn bị các tài liệu giảng dạy cần thiết cho bài học.
Thứ ba, thiết kế các hoạt động dạy - học cụ thể: Đây là bước đặc trưng nhất, bao gồm:
+ Lựa chọn các phương pháp dạy học sao cho đơn giản, phù hợp nhằm giúp học sinh tự lực ở mức cao nhất và phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể.
+ Xây dựng các hoạt động của giáo viên và học sinh ở trên lớp. Mỗi bài học có thể chia ra thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau và có thể được phân thành: Hoạt động khởi động, hoạt động giải quyết vấn đề, hoạt động tổng kết và vận dụng những kiến thức thu được, hoạt động đánh giá kết quả bài học.
+ Lựa chọn các phương pháp dạy học đơn giản và phù hợp để giúp học sinh có trình độ cao nhất, phù hợp với từng học sinh.
+ Xây dựng các hoạt động của giáo viên và học sinh trong lớp học.
Mỗi bài học có thể được chia thành một số hoạt động tuần tự, có thể được chia thành: Hoạt động khởi động, hoạt động giải quyết vấn đề, hoạt động tổng kết và vận dụng những kiến thức thu được, hoạt động đánh giá kết quả bài học.
Sau đây có thể tóm tắt quy trình xây dựng bài học như sau:
Xác định mục tiêu bài học
Chuẩn bị của GV và HS
Các hoạt động dạy học
Đánh giá
Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng bài học tích hợp Nội dung
bài học
Cơ sở vật chất phục vụ bài học
Trình độ học sinh
Thời lượng bài học
Như vậy, xây dựng bài học tích hợp là tạo ra một quá trình giảng dạy các hoạt động cho giáo viên và học sinh để đạt được mục tiêu của bài học và đẩy mạnh các hoạt động tích cực của học sinh trong học tập. Xây dựng phù hợp và cẩn thận một bài học là chìa khóa cho sự thành công của tiết dạy đó, vì bài giảng là bản hướng dẫn sử dụng cho hoạt động dạy – học trong tiết học. Tuy nhiên, các giáo viên không được làm điều đó theo khuôn mẫu và một cách máy móc, mà phải thích nghi với những tình huống, đồng thời, trong tiết dạy, giáo viên cần phải thực hiện được những thiết kế của mình để đạt được hiệu quả tối đa.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng quy trình xây dựng bài học tích hợp gồm 6 bước [4]:
Bước 1: Rà soát lại toàn bộ nội dung chương trình, sách giáo khoa để có thể tìm ra được những nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan với nhau trong chương trình phổ thông hiện hành; những chủ đề, nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước… để xây dựng các bài học tích hợp.
Bước 2: Xác định bài học tích hợp: tên bài học, những đóng góp của các môn học khác nhau vào bài học.
Bước 3: Dự kiến thời gian để triển khai thực hiện bài học tích hợp ở trên lớp.
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp: xác định mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng, thái độ và những định hướng năng lực cần hình thành cho học sinh qua bài học.
Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Giáo viên cần căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh và cơ sở vật chất của nhà trường để xây dựng nội dung bài học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp. Giáo viên cần chú ý tới việc vận dung các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học.