Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Luận giải nguyên nhân ô nhiễm
4.2.3. Các nguồn thải gây ô nhiễm khác
Bên cạnh đó, nguồn thải nông nghiệp còn chứa một lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động dùng thuốc bảo vệ thực vật. Hàm lượng các chất này là nhỏ nhưng rất độc hại và bền vững trong môi trường. Theo phân tích, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đã làm cho nhiều loài động thực vật thủy sinh ngày càng trở nên khan hiếm.
Theo thống kê, lưu vực sông Nhuệ - Đáy có khoảng trên 450 làng nghề gồm có các làng nghề ươm tơ, dệt vải; làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu; làng tái chế phế liệu; làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren;
làng nghề vật liệu xây dựng, khai thác đá,... và các làng nghề khác. Dựa vào kết quả tính toán của các chuyên gia cho thấy, lượng nước thải khá lớn, khoảng 43 triệu m3/năm tương đương với khoảng 94 nghìn m3/ngày, tải lượng ô nhiễm hữu cơ rất lớn Phốtpho tổng lên đến 49 nghìn tấn/năm; BOD5 khoảng 21,6 nghìn tấn/năm; COD gần 39 nghìn tấn/năm.
4.2.3.1. Nguồn thải làng nghề
Sản xuất làng nghề một mặt góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công ăn việc làm, nhưng hàng ngày, hàng giờ thải các chất độc hại vào hệ thống sông, hồ ao trong lưu vực làm suy thoái và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hầu hết các làng nghề trong lưu vực đều chưa được qui hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý chất thải hoàn chỉnh. Nguồn thải làng nghề chủ yếu do nước thải và chất thải rắn từ làng nhuộm, dệt vải, nghề mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm… chảy tự do ra kênh mương rồi đổ xuống sông làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa tại các làng nghề lại chính là nơi có mật độ dân cư cao, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân. Nguồn thải của làng nghề có lưu lượng lớn, nồng độ nhiễm bẩn chất hữu cơ khó phân huỷ và đặc biệt là độ pH và các hoá chất độc hại không được xử lý đã góp phần làm cho nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê, trong cả
LVS Nhuệ - Đáy có khoảng trên 450 làng nghề gồm có các làng nghề ươm tơ, dệt vải; làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu; làng tái chế phế liệu; làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren; làng nghề vật liệu xây dựng, khai thác đá, v..v. và các làng nghề khác. Hàng năm tổng lượng nước thải làng nghề đổ vào lưu vực sông Nhuệ Đáy khoảng 35 triệu m3/năm (1)
Bảng4.15 : Số lượng các làng nghề thống kê trong LVS Nhuệ - Đáy (1)
Tỉnh/Thành phố
Số lượng
làng nghề (làng)
Ươm tơ, dệt
vải, đồ da
Chế biến lươn
g thực
Nghề khác
Tái chế phế liệu
Thủ công mỹ
nghệ, thêu ren
VLXD
Hà Nội mở
rộng 328 27 53 24 176 13 1
Hà Nam 17 2 2 3 1 9 -
Nam Định 90 12 21 27 10 20 -
Ninh Bình 17 1 11 - 5 - -
Tổng 452 42 87 54 192 42 1
Hình 4.13: Tỷ lệ phân bố các làng nghề trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
1 Báo cáo điều tra khảo sát nguồn thải sông Nhuệ - Đáy, Tổng Cục Môi trường
4.2.3.2. Nguồn thải bệnh viện
Chất thải y tế là loại chất thải đặc biệt được sản sinh ra trong quá trình khám và chữa bệnh, nó thuộc loại chất thải nguy hại cần được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận của môi trường.
Trong lưu vực có 164 bệnh viện và hàng trăm trung tâm y tế và các phòng khám, với trên 22.000 giường bệnh. Ở vùng ngoại thành mỗi huyện, thị trấn đều có một bệnh viện đa khoa, không kể các trung tâm y tế, phòng khám và trạm xá tại các phường, xã. Theo tổng hợp trong tất cả các bệnh viện trên chỉ một số bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải, nước thải (hệ thống thiêu huỷ chất thải rắn) đạt tiêu chuẩn quốc gia, một số bệnh viện còn lại chất thải rắn và rác mới chỉ dừng lại ở khâu thu gom và chôn lấp mà không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên. Hiện nay không chỉ tại các bệnh viện trong LVS Nhuệ - Đáy mà tình trạng chung của cả nước là luôn luôn có một số lượng lớn người nhà đến phục vụ bệnh nhân tương đương hoặc nhiều hơn số bệnh nhân của bệnh viện. Tình trạng này đã buộc hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện hoạt động tới mức quá tải. Các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng nếu như công tác quản lý không được thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh. Các bệnh có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác thải, nước thải bệnh viện là ỉa chảy, viêm gan B, lao phổi,… khi rác thải và nước thải không được xử lý để tự do chảy theo nước mưa, theo cống rãnh vào mương tiếp nhận và cuối cùng chảy vào sông.
Tổng lượng nước thải từ bệnh viện của 5 tỉnh/thành phố trong lưu vực năm 2008 khoảng 15.000 m3/ngày đêm. Trong đó, Hà Nội chiếm 74%, Nam Định chiếm 10%, Ninh Bình 7%, Hà Nam 7% và Hòa Bình 2% tổng lưu lượng nước thải bệnh viện. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm cho nguồn thải bệnh viện cho ở sau:
Hình 4.14: Tỷ lệ nước thải bệnh viện đổ vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy