PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt
Tại thành phố Bắc Kạn mức phát sinh rác thải sinh hoạt được đánh giá là ít nhất trong các đô thị trong cả nước chỉ 12,3 tấn/ngày khoảng 4489,5 tấn/năm, trong đó tỷ lệ rác dễ phân huỷ là 64%, rác khó phân huỷ là 18%.Hai loại chất thải sinh hoạt đáng lo ngại nhất là phân người và rác. Chúng dễ bị phân hủy, thối rữa thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác gây mùi hôi thối, ruồi nhặng, vi trùng, vi khuẩn… có thể gây lên những bệnh nguy hiểm cho
con người. Với tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt như hiện nay thì lượng chất thải sinh hoạt ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Đây là một vấn đề đáng lo ngại cần được quan tâm và phải có những biện pháp giải quyết một cách thiết thực. Hiện nay trên địa bàn thành phố Bắc Kạn chỉ thu gom và xử lý rác thải tại các phường ở khu vực trung tâm còn các xã thì chưa có bãi thu gom rác thải để xử lý tập trung. Các hộ gia đình của các xã phải tự xử lý rác thải sinh hoạt nên không thể đảm bảo đúng kĩ thuật, chất lượng trong việc bảo vệ môi trường. Có nhiều hộ còn tập trung rác thải của gia đình mình rồi đem vứt xuống suối, ao trong khu vực, điều đó gây mất mĩ quan và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống, đặc biệt là chất lượng nguồn nước.
4.4.2.Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Có hơn 82% diện tích đất trên địa bàn thành phố Bắc Kạn là đất sử dụng cho nông nghiệp. Để nâng cao năng suất cây trồng trong quá trình sản xuất nhân dân đã sử dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng. Chất thải nguy hiểm nhất tại nguồn nguyên nhân này chính là lượng hóa chất bảo vệ thực vật, do nạn sử dụng hóa chất bừa bãi hiện nay.
Nguồn ô nhiễm này chủ yếu là các chất hữu cơ tổng hợp có khả năng tồn tại lâu dài ngoài môi trường và có tính độc hại đối với các loài sinh vật và con người. Điều đặc biệt nguy hiểm là các chất độc hại từ thuốc bảo vệ thực vật có khả năng tồn tại và tích tụ lâu dài trong cơ thể con người, vì vậy chúng có thể gây ra những bệnh rất nguy hiểm.
Các nguồn nguyên nhân trên nhìn chung đều xuất phát từ ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao, do tập quán và thói quen sống chưa hợp vệ sinh. Các chất ô nhiễm tồn tại trong nguồn nước sinh hoạt có thể gây bệnh trực tiếp cho con người ngay sau khi họ khi sử dụng nguồn nước như: các bệnh về đau mắt hột, bệnh về tiêu hóa, bệnh về da… Nhưng chúng cũng có thể tồn tại lâu dài ngoài môi trường, hoặc tích tụ trong cơ thể con thể mà chỉ khi nào đủ nồng độ chất độc thì chúng mới gây ra những bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của con người như các bệnh về ung thư.
4.4.3.Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Trên địa bàn thành phố hiện tại đang quy tụ một số cơ sở như: Công ty May Bắc Kạn; Công ty Lâm sản Bắc Kạn; Nhà máy Chế biến nước hoa quả; Xí nghiệp sản xuất bê tông tươi; gia công kết cấu thép, mộc, sản xuất gạch không nung, nhiều mỏ khai thác vật liệu xây dựng... Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ của thành phố ngày càng phát triển, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu dân sinh. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển, tỉnh Bắc Kạn đã có kế hoạch đầu tư tại thành phố hai khu công nghiệp lớn là:
Khu công nghiệp Xuất Hóa với quy mô 92,6ha và khu công nghiệp Huyền Tụng với quy mô 59,5ha. Với sự đi lên của công nghiệp là sự đi xuống của chất lượng nguồn nước.Qua điều tra cho thấy đa số người dân sống gần khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp đều phải lắp nước sạch để đảm bảo an toàn khi sử dụng nguyên nhân chủ yếu là do nước thải của các nhà máy xí nghiệp không được xử lý triệt để hoặc không xử lý, lâu dần ngấm xuống nguồn nước gây ô nhiễm.
4.4.4. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt do các nguồn từ các hộ gia đình, trạm y tế, trường học, cơ quan chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều chất dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nitơ, photphat…), vi khuẩn và có mùi rất khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 58% là các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật thông thường.(Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải sinh hoạt là các vi khuẩn có khả năng gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn).
4.4.5. Ô nhiễm do ý thức người dân.
Vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch cho người dân là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Do trình độ nhận thức về môi trường của người dân chưa cao và người dân cũng chưa có ý thức bảo vệ môi trường.
Do vậy, để có nguồn nước đảm bảo để sinh hoạt và sản xuất thì trước hết cần
tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về môi trường, sau đó cần phải xử lý phù hợp từ khâu thiết kế xây dựng công trình đến khâu xử lý nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng.