2.1.1 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã theo năng lực, trình độ.
Trong những năm qua huyện Tam Nông đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và thực hiện một số văn bản do Tỉnh Phú Thọ ban hành khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: Quyết định số 2641/2009/QĐ-UBND ngày 10/9/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học; Kế hoạch số 971/KH-UBND ngày 17/4/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đến năm 2015; Kế hoạch số 4211/KH- UBND ngày 02/12/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Phú Thọ…
Năm 2013 tổng số 424/432 (có mặt/tổng số biên chế được giao). Nữ có 94 người
Chuyên môn nghiệp vụ:
TS 0 người. ĐH 89 người chiếm 20,99%, CĐ 19 người chiếm 4,48%.TC 282 người chiếm 66,50%. SC 34 người chiếm 8,01%. CQĐT 0.
Học vấn phổ thông:
THPT 423 người chiếm 99,76%, THCS 1 người chiếm 0,24%.
Trình độ chính trị:
Cử nhân 0 người. cao cấp lý luận chính trị 3 người chiếm 0,70%. TC 262 người chiếm 61,79%. SC 0 người. CQĐT 159 người chiếm 37,51%.
Tin học:
TC trở lên: 0 người. Chứng chỉ 242 người. Chiếm 57,07%,còn lại CQĐT Ngoại ngữ: (Tiếng anh).
TC trở lên 0 người. Chứng chỉ (A,B,C) 89 người chiếm 20,99%.
Quản lý nhà nước: CQĐT 242 người. chiếm 100%.
Năm 2014 tổng số 428/432.Tổng số Nữ là 104 người.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
TS 0 người, ĐH 105 người 24,53%, CĐ 18 người chiếm 4,20%. TC 293 người chiếm 68,45%. SC 11 người chiếm 2,82%.
Trình độ học vấn:
THPT 427 người chiếm 99,76%, THCS 1 người chiếm 0,24%.
Trình độ chính trị:
Cử nhân 0 người, cao cấp lý luận chính trị: 3 người chiếm 0.70%. TC 283 người chiếm 66,12%. SC 0 người. CQĐT 142 người chiếm 33,18%.
Trình độ tin học:
TC trở lên 0 người. Chứng chỉ 164 người chiếm 38,31%. Còn lại CQĐT.
Trình độ ngoại ngữ:
TC trở lên 0 người. Chứng chỉ 103 người chiếm 24,06%. Còn lại CQĐT.
Quản lý nhà nước:
Chuyên viên và tương đương 3 người chiếm 0,70%, CQĐT 425 chiếm 99,30%.
Năm 2015 tổng số 423/432 (xem phụ lục số 3). Nữ 106 người.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
TS 0 người. ĐH 126 người chiếm 29,78%, CĐ 18 người chiếm 4,25%, TC 271 người chiếm 64,06%, SC 8 người chiếm 1,91%.
Trình độ THPT: 423 người, chiếm 100%.
Trình độ chính trị:
Cao cấp lý luận chính trị 3 người chiếm 0,70%, TC 339 người chiếm 88,14%, còn lại CQĐT.
Trình độ tin học: TC trở lên 5 người chiếm 1,18%. Chứng chỉ 253 người chiếm 59,8%, còn lại CQĐT.
Trình độ ngoại ngữ:
Tiếng anh chứng chỉ (A,B,C) 113 người chiếm 26,04%. Ngôn ngữ khác 6 người.
Trình độ quản lý nhà nước: CQĐT 423 người, chiếm 100%.
Qua các năm thống kê ở trên cho thấy trình độ của CB,CC cấp xã của huyện Tam Nông tăng dần qua các năm. Trình độ ĐH năm 2013 là 20,99%, đến năm 2014 tăng lên 24,53%, đến năm 2015 là 29,78%. Trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước còn có những thay đổi, không ổn định. Nhưng nhìn chung chất lượng CB,CC cấp cơ sở của Huyện ngày được cải thiện.
Từ thực trạng trên có thể thấy, do huyện Tam Nông đã có sự quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nên số lượng cán bộ, công chức cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, đồng thời số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn tăng lên, đặc biệt là số cán bộ, công chức có trình độ đại học. Trước đây, do quan niệm của người dân chưa coi trọng vấn đề học tập đào tạo chuyên môn, hơn nữa do điều kiện kinh tế khó khăn nên các gia đình chủ yếu cho con theo học các trường trung cấp. Vì vậy mà cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chủ yếu là trung cấp. Những năm gần đây, chế độ, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được hoàn thiện. Do đó phần nào đã khuyến khích cán bộ, công chức tham gia đào tạo, nâng cao trình độ cho bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn đã được quy định.
Ngoài ra, cơ chế tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã ngày càng trở nên chặt chẽ, nghiêm túc nên việc yêu cầu về trình độ chuyên môn được chú trọng.
Do vậy, số công chức cấp xã được tuyển dụng thêm có đảm bảo về bằng cấp, trình độ.
2.1.2 Chất lượng CB,CC cấp xã theo kỹ năng.
CB,CC cấp xã được đánh giá các kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm ở mức khá, trung bình. Tuy nhiên, kỹ năng giải quyết vấn đề của cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế do khả năng đọc, hiểu văn bản, khả năng hiểu pháp luật và áp dụng thực hiện đúng pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc thực hiện nhiệm vụ tại địa phương. Vì vậy, việc xử lý vận dụng pháp luật còn lúng túng dẫn đến tình trạng quyết định ban hành nhưng việc thực hiện chưa sâu sát, còn để dây dưa kéo dài, thậm chí tình trạng khiếu kiện đông người đã xảy ra, một số nơi trở thành điểm nóng của tỉnh về quản lý đất đai, về an ninh trật tự nông thôn. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo, việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc. Không ít cán bộ, công chức chưa nắm vững các quy định của pháp luật cho nên trong quá trình quản lý còn lúng túng dẫn đến tình trạng vi phạm trong quản lý, điều hành, giải quyết công việc mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cá nhân...; dẫn đến tình trạng buông lỏng hoặc vi phạm trong quản lý trên một số lĩnh vực như:
đất đai, ngân sách, thực hiện các chế độ chính sách xã hội... không giải quyết kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân, tình trạng khiếu nại tố cáo vượt cấp, dẫn đến tình trạng cấp huyện, cấp tỉnh phải giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân ở cơ sở.
Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm của công chức xã còn hạn chế là do không được đào tạo cơ bản lại không có điều kiện rèn luyện, phát triển lại thêm tâm lý ngại va chạm nên việc thuyết trình, làm việc nhóm chưa được chú trọng.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do trình độ và năng lực của một số cán bộ, công chức cấp xã còn yếu, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, còn bất cập
so với yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ, công chức không có ý thức chủ động tham gia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn. Tình trạng thiếu sâu sát cơ sở, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi. Một số nội dung quản lý nhà nước chưa được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả giải quyết công việc ở một số chính quyền cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, làm giảm uy tín đối vơi tổ chức, công dân. Những lĩnh vực bức xúc chưa được giải quyết dứt điểm như công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tệ nạn xã hội, gây dư luận xấu trong nhân dân địa phương.
2.1.3 Chất lượng CB,CC qua mức độ hoàn thành công việc.
Một trong những tiêu chí quan trọng của chất lượng CB,CC là mức độ hoàn thành công việc. Qua những báo cáo, thi đua khen thưởng của các xã cho thấy mức độ hoàn thành công việc của CB,CC là 90%. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy mức độ hoàn thành công việc của CB,CC còn ở mức trung bình. Chưa có sự phối hợp với nhau để thực hiện công việc.
Nguyên nhân thực trạng trên là do một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã chưa thực sự hiểu được chức năng, nhiệm vụ của mình, do trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của công việc, tinh thần trách nhiệm chưa cao.
2.1.4 Chất lượng CB,CC theo phẩm chất, đạo đức công vụ.
Hiện nay, những giá trị về đạo đức công vụ trong cơ qua hành chính nhà nước đặc biêt là cấp cơ sở mới chỉ dừng lại ở tính quy phạm mang tính thủ tục hoặc những tập quán tiến bộ được xã hội thừa nhận, không mang tính bắt cuộc chung, chưa thực sự trở thành căn cứ pháp lý để quy định cụ thể hành vi của mỗi CB,Cctrong khi thu hành nhiệm vụ. Mặc dù đây là vấn đề nhạy cảm nhưng nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày và được biểu hiện rất rõ qua phẩm chất đạo đức, thái độ ứng xử, ý thức kỷ luật và trách nhiệm với công việc của người CB,CC cấp cơ sở. Được thể hiện rõ nét qua đạo đức công vụ và nhận xét của người dân.
Thực tế cho thấy, nhìn chung đội ngũ CB,CC cấp xã huyện Tam Nông đều
thần trách nhiệm với công việc. Xây dựng được hơn 60% chính quyền cơ sở vững mạnh, không có chính quyền trung binh và yếu kém. Thực hiện cơ chế
”một cửa” và quy chế dân chủ ở cơ sở đạt được nhiều thành tựu.
Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận CB,CC có nhiều biểu hiện tiêu cực làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chính quyền. Văn hoá ứng xử với nhân dân còn nhiều hạn chế như thiếu tôn trọng nhân dân. Tinh thần tổ chức kỷ luật của một số CB,CC còn kém, chưa chấp hành đúng quy chế làm việc, nội quy, giờ làm việc. Nhiều nơi nhân dân đến liên lệ phải đợi chờ lâu, mất nhiều thời gian.