Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các yếu tố đến tổ chức đào tạo nhân lực tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực tại CTCP Đầu tư Dịch Vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các yếu tố đến tổ chức đào tạo nhân lực tại

2.1.1. Tổng quan về CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội

- Tên: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ DU LỊCH VIỆT NAM

- Tên giao dịch: VIET NAM TOURISM SERVICE INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY

- Loại hình hoạt động: Công ty Cổ phần - Mã số thuế: 0107124230

- Địa chỉ: Số 126 Trần Vĩ, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - Đại diện pháp luật: Phí Thị Hương Quỳnh

- Ngày cấp phép: 20/11/2015 - Ngày hoạt động: 18/11/2015 - Điện thoại: 043792129

- Website: http://www.opentour.vn/

Và các đại diện (văn phòng đại diện và văn phòng ủy quyền) trong nước tại: TP.

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Văn phòng nước ngoài tại: Mỹ.

Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam là một trong 4 công ty thành viên lớn thành lập lên Opentour Group. Ba thành viên còn lại của Open Group là Công ty Lữ hành Việt, Công ty Cổ phần Vận tải Hoàng Việt và Công ty Cổ phần Đầu tư Mở.

Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam được thành lập từ năm 2015 đến nay, trải qua nhiều thăng trầm và những khó khăn trong giai đoạn đầu thành lập cũng như không ngừng tích lũy kinh nghiệm, không ngừng hoàn thiện, đến nay công ty đã đạt được những kết quả, thành công nhất định.Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm tour, dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn, đồng bộ với giá hợp lý.

Hiện nay, công ty đã phát triển và được kế thừa hệ thống văn phòng rộng khắp cả nước, từ: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh,.. và các văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Mỹ, Úc,… Lĩnh vực kinh doanh ngày càng được mở rộng đầu tư: kinh doanh du lịch trong và ngoài nước, cung cấp vé máy bay, đặt phòng khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê, dịch vụ làm visa, tổ chức sự kiện (MICE), cho thuê xe ô tô, vận chuyển khách du lịch,..

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội

Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy lãnh đạo của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam :

Hình 2.1. Tổ chức bộ máy lãnh đạo của CTCP Đầu Tư Dịch Vụ Du Lịch Việt Nam Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng (Hình 2.1). Theo đó, việc công ty quản lý có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức của công ty:

- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ đơn giản, nhiệm vụ chức năng cho từng phòng ban cụ thể, từ đó phát huy được năng lực của đội ngũ lãnh đạo theo từng chức năng.

- Các phòng ban trong công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong công việc và mỗi cán bộ nhân viên trong công ty có thể báo cáo trực tiếp lên giám đốc những vấn đề cần bổ sung sửa đổi trong công tác nhằm giúp công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Mô hình này giúp phát huy được tính dân chủ, năng động.

- Có tính nghiệp vụ chuyên sâu, mức độ chuyên môn hóa cao hơn dẫn đến sự cải thiện về chất lượng sản phẩm du lịch của công ty.

Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức của công ty:

- Do mang tính chất của mô hình trực tuyến – chức năng nên giám đốc và phó giám đốc của công ty cần phải có kiến thức toàn diện, kinh nghiệm dày dặn và tính quyết đoán cao để có thể chỉ đạo tất cả các bộ phận chuyên môn. Điều đó gây khó khăn cho việc ủy quyền và san sẻ cho các trưởng bộ phận.

- Không có sự phối hợp hàng ngang, liên kết giữa các bộ phận trong công ty với nhau. Vì vậy nhiều khi phát sinh những tình huống như: tạo ra sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay thông tin về tour bị thiếu sót,…

- Liên hệ trong hệ thống tổ chức có thể bị gián đoạn hoặc rất phức tạp. Do đó có nhiều tình huống chưa giải quyết được thực sự hiệu quả những vướng mắc trong nhân viên cũng như trong khách hàng để ngày càng hoàn thiện sản phẩm.

2.1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Công ty là một trong những đơn vị lữ hành hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam và đã có nhiều hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. Trong đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ về chương trình du lịch là hoạt động kinh doanh đặc trưng, cơ bản nhất và đem lại doanh thu chính cho công ty. Trong đó nổi bật nhất vẫn là kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế outbound và du lịch nội địa. Bên cạnh lĩnh vực chính là kinh doanh dịch vụ du lịch thì công ty còn kinh doanh một số dịch vụ khác, bao gồm: Visa – Hộ chiếu, vé máy bay, phòng khách sạn, sự kiện… (Phụ lục 1).

Kết quả hoạt động kinh doanh

Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty có sự chuyển biến tích cực, được thể hiện tại bảng 2.1.

- Doanh thu: Doanh thu của công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng 5462,3 triệu đồng, tương ứng với 7,77%. Trong đó chú ý nhất là sự tăng trưởng về doanh thu lữ hành Outbound. Doanh thu lữ hành Outbound năm 2019 tăng 3924,48 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 9,45%. Doanh thu lữ hành Inbound chứng kiến sự giảm nhẹ so với năm 2018 là 299,85 triệu, giảm 2,68%. Doanh thu lữ hành nội địa năm 2019 là 16424,75 triệu đồng tăng 3077,4 so với năm 2018 tương ứng tăng 23,06%.

Doanh thu dịch vụ khác năm 2019 là 3000 triệu đồng giảm 1239,73 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng giảm 29,24%.

- Chi phí: Năm 2018 tổng chi phí là 60004,5 triệu đồng đến năm 2019 con số này là 62650,5 triệu đồng tức tăng 2646 triệu đồng, tương ứng tăng 4,41% so với năm 2018. Chi phí cho mảng lữ hành Outbound vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất và có mức tăng chi phí lớn nhất so với các mảng kinh doanh còn lại. Năm 2018 tổng chi phí cho mảng Outbound là 31450,7 triệu đồng đến năm 2019 là 32230,6 triệu đồng tăng 779,9 triệu đồng, tăng 2,48% so với năm 2018. Tổng chi phí chi cho mảng của năm 2019 so với 2018 tăng 1086,02 triệu đồng tương ứng tăng 9,82%. Tổng chi phí chi cho mảng lữ năm 2019 tăng 617,03 triệu đồng tương ứng tăng 4,77% so với năm 2018. Các chi phí khác cũng cho thấy sự gia tăng về chi phí đầu tư cụ thể: năm 2018, chi phí dành cho dịch vụ khác là 4546,56 triệu đồng, đến năm 2019 thì con số này tăng lên là 4709,61 triệu đồng, tăng 164,05 triệu đồng, tương ứng với 3,61%.

Lợi nhuận sau thuế: Năm 2019 lợi nhuận sau thuế đạt 8089,44 triệu đồng, tăng 3547,28 triệu đồng so với năm 2018.

Từ đây có thể nhận thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty đang theo chiều hướng tốt. Công ty nên tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh (mở rộng doanh thu, có các biện pháp tiết kiệm nhằm giảm chi phí), nghiên cứu và khai thác có hiệu quả hơn nữa các thị trường khách, đặc biệt là thị trường khách inbound.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và 2019 của công ty

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019

So sánh năm 2019/2018

+/- %

1

Tổng doanh thu Trđ 70325,6 75787,9 +5462,3 107,77

Doanh thu LH

Outbound Trđ 41531,02 45455,5 +3924,48 109,45

Tỷ trọng % 59,06 59,98 (+0,92) -

Doanh thu LH Inbound Trđ 11207,5 10907,65 -299,85 97,32

Tỷ trọng % 15,94 14,39 (-1,55) -

Doanh thu LHNĐ Trđ 13347,35 16424,75 +3077,4 123,06

Tỷ trọng % 18,98 21,67 (+2,69) -

Doanh thu dịch vụ khác Trđ 4239,73 3000 -1239,73 70,76

Tỷ trọng % 6,02 3,96 (-2,06) -

2

Tổng chi phí Trđ 60004,5 62650,5 +2646 104,41

Chi phí LH Outbound Trđ 31450,7 32230,6 +779,9 102,48

Tỷ trọng % 52,41 51,46 (-0.96) -

Chi phí LH Inbound Trđ 11064,23 12150,25 +1086,02 109,82

Tỷ trọng % 18,44 19,39 (+0,95) -

Chi phí LHNĐ Trđ 12943,01 13560,04 +617,03 104,77

Tỷ trọng % 21,57 21,64 (+0,07)

Chi phí dịch vụ khác Trđ 4546,56 4709,61 +164,05 103,61

Tỷ trọng % 7,58 7,52 (-0,06) -

3

Tỷ suất chi phí(F’) % 85,32 82,67 (-2,65) -

F’LH Outbound % 44,72 42,53 (-2,19) -

F’LH Inbound % 15,73 16,03 (+0,3) -

F’LHNĐ % 18,40 17,89 (-0,51) -

F’dịch vụ khác % 6,47 6,21 (-0,26) -

4 Thuế GTGT Trđ 2835,4 3025,6 +190,2 106,71

5 LNTT Trđ 7485,7 10111,8 +2626,1 135,08

Tỷ suất LNTT % 10,64 13,34 (+2,70) -

6 Thuế TNDN Trđ 1497,14 2022,36 +525,22 135,08

7 LNST Trđ 4542,16 8089,44 +3547,28 178,10

Tỷ suất LNST % 6,46 10,67 (+4,21) -

2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến tổ chức đào tạo nhân lực tại CTCP Đầu tư Dịch vụ Du Lịch Việt Nam, Hà Nội

2.1.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

- Chính trị - luật pháp: Nước ta được công nhận là nước có tình hình chính trị ổn định, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển. Khi tình hình chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế - thị trường khách chính của công ty. Như vậy thì công ty cần phải đầu tư hơn nữa về đào tạo nhân lực, về kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ... để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của du khách. Đồng thời, tình hình chính trị ổn định sẽ giúp người lao động trong công ty có thể yên tâm hơn vào việc học tập, tăng hiệu quả của công tác đào tạo.

- Kinh tế: Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng có những bước phát triển vượt bậc. Từ những cơ chế, chính sách của Nhà nước ban hành, công ty đã có những kế hoạch đào tạo nhân lực thông qua nguồn kinh phí tự có. Do lao động trong công ty chủ yếu là lao động trẻ nên công ty cần phải vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt xây dựng chương trình đào tạo nhân lực hợp lý cho từng đối tượng nhân viên của công ty.

- Văn hóa – xã hội: Các yếu tố văn hóa xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo... có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức đào tạo, quyết định một phần đến văn hóa của công ty, thái độ ứng xử của nhân viên đối với khách hàng, với các đối tác kinh doanh của công ty. Do đó công ty cần chú trọng hơn nữa đến yếu tố văn hóa – xã hội trong kế hoạch đào tạo nhân lực của mình.

Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, công ty đã phải thực hiện việc cắt giảm nhân sự, nhân viên phải nghỉ trong một khoảng thời gian dài. Từ đó, đòi hỏi công ty phải có chính sách hợp lý trong việc đào tạo nhân sự sau khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, tránh tình trạng trì trệ công việc sau dịch.

- Kỹ thuật – công nghệ: Cùng với sự phát triển của kinh tế, yếu tố kỹ thuật – công nghệ cũng ngày một lớn mạnh và trở thành yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc duy trì hoạt động của các website, tổ chức mua bán tour, đặt phòng trực tuyến cho khách du lịch trong và ngoài nước. Khi đó, nhu cầu đào tạo nhân lực của công ty cũng được tăng lên để có thể nâng cao được trình độ, các kiến thức và kỹ năng sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật – công nghệ.

- Sự phát triển của nhu cầu du lịch: Ngày nay, khi mà đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về du lịch cũng ngày càng tăng lên và không ngừng thay đổi, mỗi khách hàng lại có những đặc điểm sử dụng dịch vụ khác nhau. Do đó, để tăng cường chất lượng dịch vụ cũng như đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực về các kỹ năng giao tiếp, giải quyết tình huống, các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ...

- Đối thủ cạnh tranh: Ngành du lịch phát triển dẫn đến sự hình thành của nhiều doanh nghiệp du lịch – lữ hành, gây ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Đặc biệt, tại thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành thì ngoài việc phải cạnh tranh với các công ty lớn và tầm cỡ như: Vietravel, Hanoi Tourism, Saigontourist... thì còn rất nhiều các doanh nghiệp tự phát khác công ty cũng cần phải chú ý đến. Từ đó, công ty đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của nhân lực – lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất và quan tâm đến các công tác tổ chức đào tạo nhân lực để có thể tồn tại và phát triển, nâng cao vị thế và hiệu quả kinh doanh của mình hơn nữa trên thị trường du lịch.

- Tình thời vụ trong du lịch: Tính thời vụ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức đào tạo nhân lực của công ty. Vào những thời điểm chính và trái vụ du lịch, công ty đã có kế hoạch luân chuyển lao động phù hợp giữa các bộ phận, giảm thiểu được phần nào sự lãng phí về nguồn lực con người cũng như nguồn lực tài chính khi phải tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực mới. Đặc biệt công ty còn có thể đào tạo chéo giữa các bộ phận, tranh thủ thời gian trái vụ để tổ chức đào tạo nhân lực.

2.1.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan

- Mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Với mục tiêu mang lại cho khách hàng sử dụng dịch vụ giá trị cảm nhận tốt nhất, cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng… công ty đã trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu tại Hà Nội. Để thực hiện điều này, công ty đã có những chiến lược hợp lý về sản phẩm du lịch cũng như chất lượng đội ngũ nhân lực đặc biệt là tổ chức đào tạo nhân lực, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách du lịch.

- Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Công ty có quy mô lớn, các văn phòng đại diện rộng khắp cả nước nên công tác đào tạo nhân lực khá phức tạp. Điều đó đòi hỏi công ty cần có những phương án đào tạo nhân lực hợp lý cho từng bộ phận để tránh lãng phí thời gian và chi phí dành cho đào tạo nhân lực.

- Trình độ nguồn lao động trong doanh nghiệp: Trình độ tổ chức quản lý trong công ty là một yếu tố quyết định đến phương pháp đào tạo nhân lực. Các cấp quản lý trong công ty đều có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo chất lượng cho công tác đào tạo nhân lực. Lao động trong công ty chủ yếu là lao động trẻ với trên 80% nhân viên có trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên về chuyên môn nghiệp vụ và giải quyết tình huống của nhân viên vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, có nhiều tình huống nhân viên không thể tự mình giải quyết được. Hơn nữa, trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong công ty không thật sự tốt. Từ đó đặt ra yêu cầu cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo cho nhân viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng ngoại ngữ.

- Nguồn chi phí dành cho đào tạo nhân lực: Đây là yếu tố quan trọng tác động lớn đến việc tổ chức đào tạo nhân lực tại công ty. Mỗi năm công ty đều dành một khoản chi phí lớn cho đào tạo nhân lực. Với việc doanh thu và quy mô ngày càng được mở rộng, ngân sách dành cho đào tạo nhân lực của công ty cũng được tăng lên đáng kể.

- Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố trên thì các nhân tố như: cơ sở vật chất và trang thiết bị, môi trường văn hóa doanh nghiệp, bộ máy đào tạo và phát triển nhân lực… cũng ảnh hưởng đến tổ chức đào tạo nhân lực tại công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức đào tạo nhân lực tại CTCP Đầu tư Dịch Vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w