Hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường hồng hải (Trang 35 - 41)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long

4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí

Tiến hành đo đạc chất lượng môi trường không khí tại các vị trí tiếp giáp với khu vực thực hiện dự án trong 03 ngày liên tiếp.

Số lượng mẫu: 5 mẫu

Mẫu 1 : Khu đô thị gần biển, gần đường xá (K41)

Mẫu 2: Trên biển, đằng sau Bảo tàng Quảng Ninh cạnh dãy núi của nhà hát(K12)

Mẫu 3: Biển, đo giữa Bảo tàng và trung tâm triển lãm (K22) Mẫu 4: Đằng sau triển lãm, trên biển, cách triển lãm 1km ( K52) Mẫu 5: Trên biển, cách ngọn núi nhỏ cạnh triển lãm 1km ( K72)

Bảng 4.4. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí TT Thông số Đơn vị K22 K52 K72 QCVN 05:

2013/BTNMT 1h 24h

1 Bụi TSP àg/m3 95 113 120 300 -

2 SO2 àg/m3 110 87 110 350 -

3 NO2 àg/m3 91 47 45 200 -

4 CO àg/m3 3327 2088 2096 30.000 -

5 Vi

khí hậu

Nhiệt độ

0C 30 35,4 33,1 -

Độ ẩm % 80 57 58 -

Tốc độ gió

m/s 0 0,9 0,7 -

6 Tiếng

ồn

LAmax dBA 75,8 61,6 82,3 -

LAeq 66,5 53,5 73,6 -

Bảng 4.5. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí TT Thông số Đơn vị K41 K12 QCVN 05:

2013/BTNMT 1h 24h

1 Bụi TSP àg/m3 146 100 300 -

2 SO2 àg/m3 126 120 350 -

3 NO2 àg/m3 115 96 200 -

4 CO àg/m3 5294 4940 30.000 -

5 Vi khí hậu

Nhiệt độ 0C 31,3 29,6 -

Độ ẩm % 67 88 -

Tốc độ gió

m/s 0,3 1,2 -

6 Tiếng ồn

LAmax dBA 75,3 72 -

LAeq 63,6 57,9 -

Qua kết quả phân tích được thể hiện tại bảng 4.4và 4.5 so với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 46:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng cho thấy môi trường không khí tại khu vực trong và xung quanh nhà hát chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi và các khí độc hại, nồng độ trung bình giờ của bụi lơ lửng TSP và các chất khí độc hại ( SO2,NO2, CO) đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép.Cụ thể như sau : Bụi TSP ở mẫu K22(95 àg/m3), K52(113 àg/m3), K72(120 àg/m3), K12(120 àg/m3) đều thấp hơn nửa so với QCVN (300 àg/m3). Bụi TSP ở mẫu K41 (146 àg/m3) cao hơn khá nhiều so với các mẫu còn lại tuy nhiên chưa vượt quá quy chuẩn cho phép. Cũng như bụi TSP, các chất khí độc hại ( SO2,NO2, CO) ở mẫu K41 đều cao hơn so với các mẫu khác cho thấy ở khu vực này nguy cơ bị ô nhiễm là tương đối cao,tuy nhiên tất cả khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Các kết quả quan trắc tiếng ồn và tại tất cả các vị trí khảo sát cũng nằm trong quy chuẩn cho phép hiện hành QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn. Có thể nhận thấy chất lượng môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án nhìn chung chưa bị ô nhiễm.

4.2.2. Hiện trang môi trường nước mặt

Để đánh giá chất lượng nước khu vực xung quanh dự án, đã tiến hành lấy 03 mẫu nước hồ ao trên đất liền như sau:

Mẫu 1: Ngã 4 khách sạn Sheraton (NM1.3)

Mẫu 2: Ngã 3 Hải Lộc – Trần Quốc Nghĩa ( NM2.10) Mẫu 3: Bảo tàng – đường Trần Quốc Nghĩa ( NM2.11)

Bảng 4.6. Kết quả phân tích môi trường nước mặt T

T

Thông số Đơn vị NM2.10 NM2.11 NM1.3 QCVN 08:2015/BTNMT

(cột B2)

1 pH - 7,82 8,1 8,11 5,5-9

2 DO mg/l 5,1 5,3 4,8 ≥2

3 COD mg/l 46 41,2 41,8 50

4 TSS mg/l 27,1 42,8 29,5 100

5 NH4+ (tính theo N)

mg/l <0,02 0,031 <0,02 0,9

6 BOD5 mg/l 2,73 2,43 2,95 25

7 F- mg/l 1,32 0,76 0,61 2

8 TDS mg/l 40 34 72 -

9 NO3- mg/l 2,378 2,012 1,911 15

10 Cl- mg/l 13188,52 11246,3 10919,5 -

11 PO43- mg/l 0,041 0,033 0,021 0,5

12 Sunfua(tính theo H2S)

mg/l 0,023 0,018 0,054 -

13 Mn mg/l 0,86 0,75 0,34 1

14 Fe mg/l 1,725 1,533 1,675 2

15 Cr VI (6+) mg/l 0,0421 0,0425 0,0489 0,05 16 Tổng chất

hđ bề mặt

mg/l <0,03 <0,03 <0,03 0,5

17 Dầu mỡ ĐTV

mg/l 0,41 0,35 0,70 -

18 E.coli MPN/

100ml

10 6 7 200

19 Coliform MPN/

100ml

830 730 960 10000

Ghi chú: - NM: nước mặt

- QCVN 08:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. cột B2- chất lượng nước phục vụ cho giao thông thủy và mục đích khác

- “-“ : Không quy định trong quy chuẩn

Tại thời điểm lấy mẫu, kết quả quan trắc các mẫu nước mặt trong quá trình thi công xây dựng nhà hát cho thấy hầu hết các thông số quan trắc như Ph, COD, BOD,… đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cột B2, tuy nhiên ở một số mẫu các thông số tương đối cao như Ph ở NM1.3 và NM2.11 độ Ph lên tới 8,11 so với QCVN là 9, hay Cr VI (6+) ở NM1.3 là 0,0489 mg/l so với QCVN là 0,05 mg/l.

4.2.3. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ

Các điểm quan trắc lấy mẫu nước biển ven bờ được lấy xung quanh khu vực xây dựng nhà hát. Tại mỗi vị trí được lấy 01 mẫu đơn ở tầng mặt, độ sâu lấy mẫu cách mặt nước khoảng 20-30cm.

Bảng 4.7. Kết quả phân tích môi trường nước biển

TT Thông số Đơn vị NB2.6 NB2.7 NB2.8 NB2.9 QCVN 10:2015/BTNMT

1 pH 7,3 8,23 8,02 7,66 6,5-8,5

2 DO mg/l 5,6 6,7 8,8 7,4 -

3 TSS mg/l 24 15,5 11 27 -

4 NH4+(tính theo N)

mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,5

5 F- mg/l 0,83 1,36 1,22 0,81 1,5

6 NO3- mg/l 1,84 1,72 1,14 1,69 -

7 PO43- mg/l 0,062 0,.056 0,062 0,042 0,5 8 Sunfua(tính

theo H2S)

mg/l 0,31 0,27 0,32 0,36 -

9 Mn mg/l 0,77 1,35 0,98 0,71 0,5

10 Fe mg/l 2,08 1,62 1,08 2,03 0,5

11 Dầu mỡ mg/l 0,64 0,7 0,96 0,68 -

ĐTV

12 E.coli MPN/

100ml

6 3 4 8 -

13 Coliform MPN/

100ml

483 311 236 303 1000

14 Tổng chất rắn hòa tan

mg/l 246 265 295 189 -

Trên cơ sở kết quả phân tích mẫu nước biển tại Bảng 4.7 cho thấy:

Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) trong nước biển tương đối thấp dao động trong khoảng từ 6 đến 24 mg/l. Các giá trị SS nêu trên đều thấp hơn nhiều lần giá trị giới hạn cho phép của vùng nuôi trồng thủy sản của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN 10:2015/BTNMT.

Giá trị DO dao động trong khoảng 4,1 – 8,8 mg/l. Giá trị DO thể hiện rõ sự biến đổi giảm dần theo độ sâu lấy mẫu. Nhìn chung, có thể thấy giá trị DO đạt xấp xỉ giá trị giới hạn cho phép của vùng nuôi trồng thủy sản của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10:2015/BTNMT.

Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước biển khác như: pH , tổng Crom, Ni, Zn, NH4+, F-, NO3-, PO4-, H2S, tổng dầu mỡ động thực vật, E.coli, Coliform, tổng chất rắn hòa tan của 4 mẫu nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép.

Riêng hàm lượng Mn ở cả 4 mẫu nước biển đều vượt giới hạn cho phép từ 1,3 – 3,58 lần.

Hàm lượng Fe của 4 mẫu vượt giới hạn QCVN 10:2015/BTNMT từ 2,19 – 4,92 lần.

* Nhật xét chung:

Từ các đánh giá trên có thể nhận định chất lượng môi trường nước biển ven bờ trong quá trình thi công xây dựng nhà hát trên biển có 2 chỉ tiêu kim loại đãvượt giá trị giới hạn cho phép. Nước biển khu vực xây dựng đã có biển hiện ô nhiễm cao bởi khu vực xây dựng nhà hát nước biển ven bờ nằm sát đường giao thông.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường hồng hải (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)