Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty TNHH sung IL vina KCN quế võ (Trang 21 - 25)

2. Các loại rong tảo

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.1. Vai trò của nước đối với cơ thể - Điều hòa nhiệt độ cơ thể:

Nhiệt độ cân bằng trong cơ thể là 37 độ C. Khi nhiệt độ môi trường biến đổi đột ngột, sự thích nghi của cơ thể dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, mà nhân tố đóng vai trò quan trọng lúc này chính là nước.

Cụ thể cơ thể sẽ toát mồ hôi khi nhiệt độ nóng lên, giữ cho da ẩm ướt, tránh hơi nóng làm khô da, cháy da. Còn khi nhiệt độ giảm xuống các mạch máu sẽ co lại, cơ thể phản ứng bằng cách run để tăng nhiệt độ bên trong giữ ấm cho cơ thể, các cơ quan sẽ ngưng hoạt hạn chế hoạt động, dồn năng lượng để giữ ấm.[5]

-Vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến tế bào:

Một vai trò của nước đối với cơ thể nữa là vận chuyện oxy, chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Nước khi vào cơ thể sẽ được dạ dày phân tách thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng thẩm thấu, ruột non sẽ thực hiện chức năng thẩm thấu nước và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Trong đó nước nhận nhiệm vụ hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng, kể cả oxy đến nuôi tế bào.[5]

- Thải độc tế bào

Nước khi đi vào cơ thể sẽ tồn tại ở dạng phân tử, dễ dàng thấm qua màng lipid kép rồi đi đến từng tế bào, thực hiện chức năng giải độc, nước sẽ lấy đi các chất thải độc hại ở tế bào, cung cấp oxy và khoáng chất cần thiết.

- Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Việc thức ăn đưa vào cơ thể sẽ có một chuỗi phản ứng hóa học tại nhiều cơ quan để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đầu tiên là ở dạ dày thức

13

ăn được tiêu hóa bằng enzyme, dịch tiêu hóa, các chất dinh dưỡng hay độc hại sẽ được ruột, gan và thận xử lí rồi chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Trong suốt quá trình đó, nhân tố vận chuyển, dung môi của phản ứng hóa học là nước vì thế vai trò của nước đối với cơ thể rất quan trọng.[5]

- Làm trơn các khớp xương:

Như đã đề cập, nước chiếm 31% cấu tạo của xương, ngoài ra nước còn đóng vai trog là chất làm trơn cho các khớp xương vận hành nhịp nhàng, trơn tru, tránh gây tổn thương cho xương.[5]

- Làm sạch phổi:

Phổi cung cấp oxy cho máu đi nuôi cơ thể và thải ra khí CO2, tiếp nhận không khí từ môi trường bên ngoài dễ bị lẫn bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn, chưa kể đến thói quen hút thuốc lá làm tổn thương phổi. Nước lúc này đóng vai trò là chất gột rửa cho phổi khỏe mạnh, giúp thanh lọc phổi làm việc khỏe mạnh.[5]

- Cấu thành nên bộ não

Não là cơ quan thành phần nước nhiều nhất, khi cơ thể thiếu nước, não sẽ chủ động rút nước từ các cơ quan để nuôi mình, báo hiệu rằng cơ thể đang khát, thậm chí sẽ ngất xỉu nếu cơ thể không cung cấp đủ nước kịp lúc. Nước là chất cấu thành nên tế bào não 80% là nước. Để cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể đê não không rơi vào trạng thái thiếu nước, sẽ rất nguy hiểm.[5]

- Chiếm 75% cấu thành nên cơ bắp

Bạn muốn phát triển cơ bắp khỏe mạnh, hãy quan tâm đến lượng nước uống hằng ngày vì đến 75% cơ bắp là nước, các chứng mỏi cơ, rã rời không thể tiếp tục làm việc đều do cơ bắp bị mất nước mà ra.[5]

14

- Chiếm 83% của máu

Máu vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy đi nuôi cơ thể và lấy đi các chất thải là một vòng tuần hoàn khép kín, chỉ bị ảnh hưởng khi chúng ta bị tai nạn hoặc cơ thể thiếu nước. Đơn vị cấu thành nên máu là hồng cầu, mà thành phần chính của hồng cầu là nước nên hoàn toàn có thể nói cung cấp đủ nước máu sẽ lưu thông hiệu quả, nhịp nhàng hơn.[5]

- Bảo vệ các cơ quan quan trọng

Có mặt trong rất nhiều hoạt động quan trọng nên nước đóng vai trò như người bảo vệ đối với cơ thể, từ giữ ẩm cho bề mặt da, cho mắt đến thải độc từng tế bào, bất kì cơ quan nội môi nào cũng tìm thấy chức năng của nước, có thể thấy vai trò của nước đối với cơ thể quan trọng như thế nào.[5]

2.3.2. Các hoạt động gây ô nhiễm nước 2.3.2.1 Nguyên nhân tự nhiên

Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.[6]

15

2.3.2.2 Nguyên nhân nhân tạo - Từ sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.[6]

- Từ các chất thải công nghiệp

Nước thảicông nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,... Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…[6]

16

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty TNHH sung IL vina KCN quế võ (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)