CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2 Rủi ro môi trường do địa chấn tại thủy điện sông lô 6
3.2.3 Rủi ro môi trường do vỡ đập thủy điện
Bản đồ ngập lụt và các bản đồ nhà cửa, giao thông đã đƣợc chuẩn bị để xác định ảnh hưởng của sự cố vỡ đập. Chương trình QGIS tạo môi trường cho người dùng chồng ghép, phân tích số liệu trên các lớp bản đồ cả dạng raster và vector.
Đối với dữ liệu nhà cửa, thuộc tính không gian được thành lập dưới dạng điểm, vì vậy phương pháp tách số liệu raster cho 1 lưới điểm là vị trí nhà cửa sẽ
55
được thực hiện, qua đó biết được tại vị trí nhà đang xét, nước do vỡ đập có làm ngập nhà hay không và giá trị độ sâu mực nước ngập nếu có. Kết hợp với độ cao nhà được lưu trữ trong dữ liệu thuộc tính, luận văn sẽ đưa ra mức độ ảnh hưởng do ngập lụt tới từng địa điểm.
Hình 3.18: Bản đồ nhà cửa bị ảnh hưởng bởi ngập lụt
Xác định các công trình xây dựng thuộc trong vùng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt là một phần trong đánh giá rủi ro do địa chấn xảy ra xung quanh đập thủy điện. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của ngập lụt với các nhà có kết cấu, chiều cao khác nhau sẽ khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn nếu đánh giá rủi ro được áp dụng phục vụ việc cứu hộ, cứu trợ. Chính vì thế chiều cao công trình đƣợc đƣa vào áp dụng. Mặc dù công trình xây dựng nằm ở khu vực ngập nông hơn so với những khu khác nhƣng lại cần đƣợc hỗ trợ, chịu rủi ro cao hơn do cấu trúc công trình không đảm bảo, chiều cao thấp dẫn tới dễ bị ngập sâu trong nước. Kết hợp độ sâu ngập lụt với độ cao nhà được lưu trữ trong dữ liệu thuộc tính, luận văn sẽ đưa ra mức độ ảnh
56
hưởng do ngập lụt tới từng địa điểm. Kết quả mức độ ảnh hưởng do ngập lụt tới từng công trình xây dựng đƣợc thể hiện ở hình 4.7.
Hình 3.19: Mức độ ngập lụt đối với nhà cửa
Đối với dữ liệu về đường giao thông, bản đồ ngập lụt sẽ được chuyển từ dạng raster sang vector để dễ dàng xử lý với số liệu dạng đường của giao thông. Phương pháp chồng ghép bản đồ được áp dụng, xác định các đoạn đường nằm trong khu vực bị ngập lụt như trong hình 4.8. Phép đo chiều dài đoạn đường bị ngập cũng được tự động thực hiện trong môi trường GIS, cung cấp số liệu chính xác nhằm tổ chức công tác cứu hộ nếu ngập lụt làm chặn đường đi.
Với kịch bản ngập lụt như trên, tổng số chiều dài đường sẽ bị ảnh hưởng được thể hiện trong Bảng 4.1 .
Bảng 3.4: Chiều dài đường giao thông bị ảnh hưởng bởi ngập lut Đường liên huyện Đường liên xã Đường dân sinh Chiều dài đoạn
bị ảnh hưởng 4268 m 7890 m 3907 m
57
Hình 3.20: Ảnh hưởng của ngập lụt tới đường giao thông.
Nhƣ vậy, bằng việc áp dụng mô hình ngập lụt đơn giản cùng công nghệ GIS nhằm số hóa các bản đồ nhà cửa, đường giao thông, luận văn đã bước đầu đánh giá rủi ro gây ra do sự cố đập thủy điện. Nhà cửa và đường giao thông chỉ là 2 yếu tố cơ bản để đánh giá rủi ro do vỡ đập thủy điện gây ra bởi địa chấn, có rất nhiều yếu tố có thể bổ sung, đặc biệt là các yếu tố về môi trường.
Thông qua việc đánh giá độ nguy hiểm địa chấn và xây dựng các bản đồ rủi ro môi trường, luận văn cho thấy tại khu vực thủy điện Sông Lô 6 có khả năng gây ra nhiều rủi ro đối với các yếu tố nhạy cảm như nhà cửa, đường giao thông. Để dự báo và giảm nhẹ thiệt hại với tình huống có thể xảy ra, việc áp dụng, nghiên cứu các công cụ mô hình hóa dự báo trước được các khu vực ảnh hưởng sẽ góp phần rất lớn trong công tác phòng ngừa, ứng phó nếu sự cố xảy ra.
58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Luận văn đã áp dụng phương pháp tất định và phương pháp xác suất vào đánh giá độ nguy hiểm địa chấn tại khu vực thủy điện Sông Lô 6. Kết quả đánh giá cho thấy cường độ rung động nền lớn nhất có thể xảy ra tại khu vực đập thủy điện sông Lô 6 là cường độ cấp VII theo thang đo MSK-64. Đây là cường độ động đất có thể gây hƣ hại nhà cửa và các công trình xây dựng. Đối với khu vực các đập thủy điện còn nguy hiểm hơn nữa khi việc tích nước tại hồ chứa đã tạo áp lực rất lớn cho công trình, dưới tác động cấp VII do động đất có thể gây ra.
Luận văn cũng đã đánh giá rủi ro do sự cố vỡ đập thủy điện gây ra đối với 2 yếu tố nhà cửa và giao thông. Mặc dù đây mới chỉ là bước đầu tiên trong đánh giá rủi ro môi trường nhưng cũng phần nào cho thấy được ảnh hưởng to lớn của sự cố vỡ đập do địa chấn gây ra đối với môi trường xung quanh cũng như cuộc sống con người. Công nghệ GIS cũng cho thấy được khả năng áp dụng cao trong việc xử lý dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Chúng có thể đƣợc sử dụng không chỉ cho thành lập bản đồ mà còn có thể sử dụng trong công việc nghiên cứu, mô hình hóa, vv.
KIẾN NGHỊ
Trong luận văn, đánh giá rủi ro vẫn dừng lại ở việc đặt tiền đề cho các nghiên cứu sau này về quy trình đánh giá rủi ro môi trường cho nhà máy thủy điện nói riêng và cho tất cả các địa điểm đáng được lưu tâm nói chung. Phương pháp đánh giá rủi ro bằng công nghệ GIS không chỉ có thể áp dụng cho nhà cửa, giao thông mà còn có thể áp dụng cho rất nhiều các yếu tố khác, trong đó có yếu tố môi trường. Số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn cũng đang dừng lại ở mức thử nghiệm, kiểm tra khả năng hoạt động của phương pháp đánh giá rủi ro. Để có được những nghiên cứu sâu hơn, đảm bảo hơn về mặt thực tiễn cũng nhƣ mô hình, rất cần có những tìm hiểu sâu về cả mô hình hóa thủy động lực học lẫn khảo sát thực địa để có đƣợc các dữ liệu chính xác, sát thực tế hơn.
59
60
DANH MỤC BÀI BÁO
1. Nguyen Hong Phuong, Pham The Truyen, Nguyen Ta Nam (2016),
”Probabilistic seismic hazard assessment for the Tranh River hydropower plant No2 site, Quang Nam province”, Vietnam Journal of Earth Sciences.
DOI: 10.15625/0866-7187/38/2/8601
2. Bui Thi Nhung, Nguyen Hong Phuong, Nguyen Ta Nam (2017). ”Assessment of earthquake-induced ground liquefaction susceptibility for Hanoi city using geological and geomorphologic characteristics”, Vietnam Journal of Earth Sciences. DOI: 10.15625/0866-7187/39/2/9448
3. Bui Thi Nhung, Nguyen Hong Phuong, Pham The Truyen, Nguyen Ta Nam (2017) “Assessment of earthquake-induced liquefaction hazard in urban areas of Hanoi city using LPI method”. Vietnam Journal of Earth Sciences, 40(1), 78-96, DOI: 10.15625/0866-7187/40/1/10972.
4. Nguyen Hong Phuong, Nguyen Ta Nam, Pham The Truyen. “Development of a Web-GIS based decision support system for earthquake warning services in Vietnam”, Vietnam Journal of Earth Sciences, 40(3), 193-206, DOI:
10.15625/0866-7187/40/3/12638.
5. Phuong Hong Nguyen, Truyen The Pham, Nam Ta Nguyen. “Investigation of long-term and short-term seismicity in Vietnam”, Journal of Seismology (2019), DOI: 10.1007/s10950-019-09846-x.
61