PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
4.1.5. Chế độ làm việc và điều tiết của hồ thuỷ điện Nậm Nhùn 2
Việc vận hành các thiết bị thủy công và thiết bị thủy lực công trình thủy điện Nậm Nhùn 2 phải tuân thủ quy trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị do giám đốc công ty TNHH Xây dựng Hoàng Sơn phê duyệt trên cở sở thực tế vận hành và tài liệu của cơ quan tư vấn thiết kế, nhà chế tạo và cung cấp thiết bị.
Hồ chứa thuỷ điện Nậm Nhùn 2 vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm.
Mực nước trong hồ chứa được duy trì trong phạm vi từ cao trình Mực nước chết 957.0m đến cao trình Mực nước dâng bình thường 960.0m. Trong quá trình vận hành công trình điều tiết nước phát điện, đảm bảo mực nước hạ du nhà máy không dao động lớn.
Phối hợp vận hành giữa các công trình thủy điện trên bậc thang.
Tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa do cấp có thẩm quyền ban hành, trong thời gian hồ chứa thủy điện Nậm Nhùn 2 chưa được bổ sung trong quy trình vận hành liên hồ chứa, giám đốc công ty TNHH Xây dựng Hoàng Sơn phê duyệt trên cở sở thực tế vận hành và tài liệu của phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan.
Các nguyên tắc vận hành hồ chứa:
Nước từ chiron lấy nước sau khi đã xả lưu lượng môi trường thì lượng nước còn lại sẽ được chuyển về đập chính thông qua tuyến hầm thông hồ. Sau đó nước từ đập chính sẽ được cung cấp cho nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 theo yêu cầu phát điện thông qua cửa lấy nước, hầm dẫn nước, tháp điều áp và đường ống áp lực.
Biểu đồ điều phối là cơ sở quan trọng giúp cho người điều độ có các quyết định đúng đắn trong việc tăng, giảm công suất (so với Nbd) của NMTĐ trong điều kiện các thông tin dài hạn về phân bố lưu lượng thiên nhiên không đáng tin cậy. Nhưng biểu đồ điều phối không cho biết nên tăng và giảm công suất bao nhiêu.
Phân bố lưu lượng thiên nhiên trong năm đối với công trình thủy điện là rất không ổn định. Trong tình hình đó để đảm bảo an toàn, tránh các hậu quả nghiêm trọng thì ở thời đoạn đầu mùa kiệt và đầu mùa lũ nên cho NMTĐ làm việc với công suất bảo đảm. Sau đó tiến hành so sánh mực nước thực tế trong hồ với mực nước cùng thời điểm nằm trên các đường của biểu đồ điều phối. Kết quả so sánh cho phép người điều độ đưa ra được một trong các quyết định quan trọng sau đây về điều chỉnh công suất NMTĐ trong thời đoạn tiếp theo.
Hồ chứa điều tiết ngày của NMTĐ Nậm Nhùn 2 được xây dựng dự kiến không có dung tích điều tiết lớn, mà chỉ có dung tích điều tiết ngày đêm. Mô phỏng quá trình tính toán điều tiết dòng chảy:
- Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10, thời kỳ này thuỷ điện Nậm Nhùn 2 làm việc với mục tiêu điện năng ngày max, thời gian 24h/24h, công suất phát điện là công suất khả dụng.
- Mùa kiệt: từ tháng 11 đến tháng 5, thời kỳ này thuỷ điện Nậm Nhùn 2 làm việc theo chế độ ngày không hoàn toàn, lưu lượng đến hồ nhỏ không đủ để chạy toàn bộ số tổ máy, nên chỉ chạy 1 tổ máy với Qmin của 1 tổ máy, để nhà máy phát điện vào giờ cao điểm trong ngày mùa kiệt bắt buộc nhà máy ngừng toàn bộ trong một thời gian nhất định để tích nước vào hồ.
Các thời gian còn lại khi lưu lượng đến hồ không đủ lớn để chạy toàn bộ số tổ máy thì tuỳ theo diễn biến thực tế quá trình dòng chảy đến hồ mà cho nhà máy vận hành 1 tổ hoặc 2 tổ máy với mục tiêu phát công suất nhỏ nhất bằng công suất đảm bảo ứng với Qmin.
Trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh công suất trung bình ngày đêm của nhà máy thủy điện và để cho nó làm việc với công suất mới điều chỉnh đó trong thời đoạn tiếp theo. Sau đó tiến hành so sánh mực nước thực tế của hồ với mực nước cùng thời điểm trên các đường điều phối và quá trình điều chỉnh công suất NMTĐ được lặp lại như trên.
Ban quản lý nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 2 và nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 1 phối hợp chặt chẽ thông báo về chế độ điều tiết hồ mùa lũ.
* Nguyên tắc: Cơ chế phối hợp được trình bày cụ thể tại quy trình vận hành liên hồ chứa dựa trên nguyên tắc:
- Bảo đảm không gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân khu vực hạ lưu hồ chứa.
- Các hồ sử dụng dung tích cố định để đón lũ, đồng thời khi dự báo có khả năng xuất hiện mưa, lũ thì vận hành hạ thêm mực nước hồ để đón lũ.
- Các hồ thực hiện chế độ vận hành giảm lưu lượng xả lũ ở mức tối đa khi ở dưới hạ lưu đã xuất hiện dòng chảy tương đối lớn, đạt ngưỡng quy định tại các trạm thủy văn.
- Sau khi đã vận hành giảm lũ cho hạ lưu, nếu lũ ở dưới hạ lưu đã giảm, tiến hành vận hành đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ để sẵn sàng đón trận lũ tiếp theo (nếu có).
- Bảo đảm nguồn nước cho mùa cạn: sau khi các hồ tham gia cắt, giảm lũ cho hạ lưu, chủ hồ sẽ được chủ động tích nước trong thời kỳ cuối mùa lũ nhằm nâng cao khả năng tích đầy hồ để cấp nước trong mùa cạn và đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu.