7. Kết cấu của đề tài
1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng Từ điển tiếng Việt cho rằng:
- Đào tạo là công việc làm cho một người nào đó trở thành một người có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định.
- Bồi dưỡng là công việc làm tăng năng lực hoặc phẩm chất của một người.
Khái niệm “đào tạo” trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có những nội hàm khác với khái niệm đào tạo thuần túy, bởi lẽ ngoài nghĩa đào tạo thông thường, nó còn có ý nghĩa trang bị những kiến thức, kỹ năng mới mà trước đó, có thể người cán bộ chưa biết đến hoặc chưa được đào tạo.
Luật cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:
"Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học".
"Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc".
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu cán bộ và phù hợp với quy hoạch cán bộ. Đào tạo, bồi
Formatted: None
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND12
Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0 mm, Relative to: Paragraph
dưỡng thường đan xen và có khi là thành tố của nhau. Bởi lẽ, nó đều nhằm mục đích là đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân trong tổ chức và sự phát triển của tổ chức trong sự phát triển chung.
Trên cơ sở đó, chúng ta hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn như sau: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là công việc của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác cung cấp, trang bị cho đội ngũ cán bộ đoàn những kiến thức, kỹ năng, quan điểm, lập trường tư tưởng, đạo đức nhằm giúp cho cán bộ đoàn trở thành những người có năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của một người cán bộ của Đoàn thanh niên trong thời kì mới cũng như của tổ chức Đoàn, Nhà nước và xã hội.
1.2.1.2. Khái niệm cán bộ đoàn
Cán bộ (Cadre) là một từ du nhập: xuất phát từ tiếng Pháp, được người Nhật sử dụng đầu tiên, chuyển sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam. Nó được du nhập vào nước ta thời kỳ chống Pháp, ban đầu được dùng trong quân đội dùng phân biệt chiến sĩ với cán bộ, sau được dùng chỉ tất cả những người phục vụ kháng chiến, thoát ly phân biệt với nhân dân.
Từ “Cadre” kể cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều có 2 nghĩa:
+ Cái khung, cái khuôn
+ Người nòng cốt, những người chỉ huy
Theo từ điển tiếng Việt, “cán bộ” được hiểu là:
- Những người làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể.
- Người có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ.
Theo nghĩa chung nhất: Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức.
Theo Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND13
Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0 mm, Relative to: Paragraph
thì: "cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước".
Như vậy, cán bộ chính là những người được bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm để giữ một chức vụ nhất định trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là những người làm công tác lãnh đạo, quản lý một tổ chức trong hệ thống chính trị, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, có quan niệm cho rằng cán bộ đoàn là những: nhà giáo dục, nhà sư phạm, nhà quản lý, nhà tổ chức... Có quan niệm cho rằng: cán bộ đoàn là những người hát hay múa giỏi, người trẻ khoẻ, là những người ham thích hoạt động xã hội, biết tiếp xúc và gần gũi với các đối tượng thanh thiếu niên, là những người dễ gần, dễ mến… Vậy cần phải hiểu cán bộ đoàn như thế nào cho đúng đắn?
Xuất phát từ vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, cán bộ đoàn có vai trò quan trọng trong việc phát triển phong trào thanh thiếu nhi và xây dựng tổ chức Đoàn, Đội, Hội;
là người hình thành các chủ trương; đồng thời, tạo lập mối quan hệ của Đoàn với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác
Cán bộ đoàn phải là những người trẻ hoặc là những người có “cái đầu trẻ”, là những người hành động có tính năng động, linh hoạt cao nên tuổi của cán bộ đoàn không thể quá xa so với tuổi của đoàn viên, thanh niên (trừ một số ít cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hoặc một số chuyên gia). Nếu tuổi của cán bộ đoàn cách biệt so với tuổi đoàn viên thanh niên sẽ giảm tính “xông pha”, “lăn lộn”, nhạy bén trong hoạt động. Nghị quyết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó quy định tiêu chuẩn về độ tuổi của đội ngũ cán bộ đoàn ở các cấp. Theo đó, đối với cấp cơ sở
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND14
Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0 mm, Relative to: Paragraph
(xã, phường, thị trấn), cán bộ đoàn giữ chức vụ không quá 35 tuổi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không quá 37 tuổi.
Cán bộ đoàn là những người ưu tú, có giác ngộ chính trị, hiểu biết thanh niên và có kĩ năng thành thạo trong việc tổ chức các hoạt động thanh niên, có uy tín và có sức thu hút quần chúng trẻ tuổi, biết nói, biết viết, biết lắng nghe và biết tổ chức chỉ đạo các hoạt động Thanh thiếu niên.
Cán bộ đoàn là cán bộ làm công tác chính trị - xã hội, nhưng do tính đặc thù của đối tượng, vì vậy ngoài những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ đoàn còn phải có lòng nhiệt tình, có năng khiếu, kĩ năng nghiệp vụ và phương pháp công tác thanh thiếu nhi.
Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu cán bộ đoàn với những đặc trưng sau : - Một là: Cán bộ đoàn phải là cán bộ chính trị - xã hội;
- Hai là: Cán bộ đoàn phải là những người trẻ tuổi;
- Ba là: Cán bộ đoàn phải là những người có tính năng động, linh hoạt cao đúng với khẩu hiệu hành động: Thanh niên Xung kích - Trí tuệ - Sáng tạo.
1.2.2. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn 1.2.2.1. Vai trò của cán bộ đoàn
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam. Đoàn lấy mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm mục đích cho chính mình. Đó là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam để xây dựng cơ sở lý luận và hành động thực tiễn của mình. Đoàn lấy lập trường của giai cấp công nhân làm lập trường của mình trong đấu tranh cách mạng. Đoàn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam - lãnh tụ chính trị của mình. Do vậy đội ngũ cán bộ Đoàn là đội ngũ cán bộ chính trị - xã hội trẻ, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Đảng ta khẳng định: cán bộ đoàn là một bộ phận của cán bộ Đảng, xây dựng Đoàn vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng. Cán bộ đoàn là nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn cho Đảng, Nhà
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND15
Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0 mm, Relative to: Paragraph
nước. Đảng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ của Đoàn thanh niên trong các thời kỳ cách mạng và nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, người cán bộ đoàn thanh niên có vai trò vô cùng quan trọng:
- Là đội ngũ tuyên truyền quảng bá và định hướng tư tưởng quần chúng thanh niên về tư duy đổi mới, sự nghiệp dổi mới đất nước của Đảng đến Đoàn viên thanh thiếu niên một cách chính xác và nhanh chóng, rộng rãi nhất.
- Là đội ngũ cán bộ xung kích trên mọi lĩnh vực trong công tác đổi mới đất nước, là những người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và nhận thức nhanh.
- Là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, có khoa học, có trình độ và tay nghề cao, là lực lượng lao động làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, không những sản phẩm vật chất mà còn sản phẩm văn hoá, chính trị và tinh thần.
- Là người đại diện cho các cấp bộ Đoàn, cho đoàn viên thanh niên bày tỏ thái độ, lý tưởng, trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân tộc, là người bảo vệ mọi quyền lợi của tuổi trẻ: quyền được học tập, quyền được việc làm thu nhập; quyền tự do bình đẳng trước pháp luật...
- Là người đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh thiếu niên vào tổ chức.
Là người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, là trung tâm đoàn kết thanh thiếu niên, đưa họ vào tổ chức để giáo dục. Giúp thanh thiếu niên phát huy mọi tài năng, năng lực của mình, phát hiện các tài năng trẻ cho Đoàn, cho xã hội trong mọi lĩnh vực. Là người đại diện cho Đoàn trong các tổ chức quần chúng thanh niên như: Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội nghề nghiệp, Hội phụ nữ trẻ...
- Là lực lượng cán bộ bổ sung cho Đảng, cho Chính phủ và dân tộc hùng hậu nhất, tinh nhuệ nhất. Hiện đã có trên 90% Bí thư Đoàn thanh niên tham gia quản lý điều hành đất nước.
1.2.2.2. Vai trò của đào tạo bồi dưỡng
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động vô cùng quan trọng trong chính sách phát triển nguồ n nhân lực trong bất kì một cơ quan, tổ chức nào, chính vì vậy chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn vai trò của hoạt động này:
Formatted: Font color: Auto
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND16
Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0 mm, Relative to: Paragraph
+ Nâng cao năng suất lao đông, hiệu quả thực hiện công việc +Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc
+ Giảm bớt sự giám sát trong quá trình làm việc + Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức + Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực
+ Tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học vào trong quá trình quản lý
+ Tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức + Tạo ra sự gắn bó giữa cá nhân và tổ chức + Tạo ra tính chuyên nghiệp của cá nhân
+ Thích ứng giữa cá nhân và công việc hiện tại cũng như tương lai + Đáp ứng như cầu nguyện vọng phát triển của mỗi cá nhân
+ Tạo cho mỗi cá nhân có cách nhìn mới , tư duy mới trong công việc, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo cá nhân.
1.2.3. Tiêu chuẩn của người cán bộ đoàn trong giai đoạn hiện nay Trong hướng dẫn thực hiện quy chế cán bộ Đoàn đã đề cập đến tiêu chuẩn của cán bộ đoàn như sau:
1.2.3.1. Tiêu chuẩn chung
Tiêu chuẩn cán bộ đoàn được cụ thể hoá theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) là:
- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức tập hợp, gắn bó mật thiết và được sự tín nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác được giao; trưởng
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND17
Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0 mm, Relative to: Paragraph
thành từ phong trào đoàn, hội, đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận.
- Có sức khoẻ tốt; ngoại hình phù hợp với công tác thanh vận; tuổi cán bộ đoàn được quy định theo cương vị được giao và có thể hơn từ 1 đến 2 tuổi để phù hợp với yêu cầu công tác cụ thể.
1.2.3.2. Tiêu chuẩn cụ thể
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp huyện
+ Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tưọng chính sách có thể từ cao đẳng trở lên). Bí thư, phó bí thư có trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp trở lên.
+ Tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
+ Đã được rèn luyện trong phong trào thanh niên hoặc đã từng là cán bộ cấp xã bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở.
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
+ Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ cấp.
+ Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong trường học
+ Đối với học sinh, sinh viên: Học lực từ loại khá trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp (trừ học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở).
+ Đối với cán bộ, giáo viên: Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
+ Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp huyện: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 10.
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND18
Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0 mm, Relative to: Paragraph
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong cơ quan, doanh nghiệp
+ Đối với cơ quan: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
+ Đối với doanh nghiệp: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (riêg doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, đã được bôi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp). Giữ chức vụ không quá 40 tuổi.
+ Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp tỉnh, cấp huyện, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 9, Điều 10.
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong Quân đội, Công an: Ban Bí thư Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an xem xét quy định cụ thể về cơ cấu, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và độ tuổi của cán bộ đoàn, trong Quân đội, Công an.
1.2.4. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
- Đào tạo bồi dưỡng cũng cần được hiểu rằng đó là toàn bộ quá trình cán bộ được đào tạo tại các hệ thống đào tạo, giáo dục của Đảng, Nhà nước trước và trong thời gian công tác Đoàn. Hiện nay, cán bộ đoàn rất khó làm việc có hiệu quả nếu như chỉ được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn mà không được nâng cao trình độ chính trị, văn hoá - kỹ thuật, cũng như năng lực hoạt động thực tiễn.
- Cần xuất phát từ đối tượng đào tạo, bồi dưỡng để có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là : các cán bộ chuyên trách, không chuyên trách, cán bộ phong trào, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quy hoạch...Vì vậy, cần khuyến khích và đặt thành nhiệm vụ học tập thường xuyên của cán bộ đoàn, có thể đặt thành chế độ để mỗi cán bộ thường xuyên dành thời gian theo học văn hoá, chính trị, ngoại ngữ... Trong quá trình công tác Đoàn chỉ có nỗ lực học tập nâng cao trình độ mới có điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ và không bị hụt hẫng khi chuyển đổi công tác.