Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Luận văn xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện duy tiên, tỉnh hà nam hiện nay (Trang 22 - 25)

Chương 1 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN

1.2. Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để xây dựng nông thôn mới về chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.

Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, song giữa chúng lại có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Kinh tế suy cho đến cùng là cơ sở của đời sống xã hội; kinh tế quyết định đến chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh. Xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển nông thôn rộng lớn bao gồm 19 tiêu chí. Các tiêu chí này đã bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, các tiêu chí về kinh tế được xếp lên vị trí hàng đầu.

Thực tế cho thấy, để xây dựng nông thôn mới về kinh tế thì phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội: Giao thông nông thôn, điện, đường, trường, trạm… Việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp.

Những xã, có sơ sở hạ tầng đảm bảo đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành sản xuất và mở rộng thị trường. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt sẽ giúp giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp đến nông nghiệp – khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; tăng khả năng giao lưu hàng hóa, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình gia tăng sản xuất, đời sống người dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng

nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên địa bàn, tạo môi trường sống tốt hơn, nhờ đó giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị, bớt gánh nặng cho thành thị…

Hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn. Đây là nhóm tiêu chí có tính chất rất quan trọng, là nền tảng để thực hiện các nhóm tiêu chí khác. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn 2030 các xã cần chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các khu sản xuất chuyên canh, quy mô lớn gắn với bao tiêu sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Liên kết để cùng phát triển là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay, vì vậy một số xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể thông qua việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đây là điều kiện để nông dân tương trợ, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát triển kinh tế. Quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn là quá trình các xã tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân làm nền tảng vận động đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

Việc làm, thu nhập luôn là vấn đề xã hội bức xúc nhất và được coi là nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu cần phải giải quyết khi tiến hành xây dựng nông thôn mới hiê ̣n nay. Khi chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đổi mới căn bản chính sách việc làm theo hướng giải

phóng triệt để sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, các nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn lao động theo pháp luật. Nhà nước có chính sách tạo việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo việc làm; thúc đẩy phát triển thị trường lao động, tạo sự gắn kết cung cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tìm việc làm trên thị trường lao động. Tuy nhiên, hiện nay lao động nông nhàn trong nông nghiệp còn nhiều, thu nhập lao động trong nông nghiệp thấp so với các ngành khác, nhiều nơi nông dân không muốn sản xuất nông nghiệp, trả đất cho hợp tác xã. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tạo đủ việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng và việc làm chỉ cho thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp.

Để thực hiện các tiêu chí phát triển nông thôn mới về kinh tế nhất thiết phải tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phải tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận được các nguồn lực của sản xuất kinh doanh như đất đai, vốn, tín dụng, khoa học kỹ thuật… gắn với thị trường. Nhà nước có chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn như chính sách thuế, đất đai, tín dụng, hỗ trợ dạy nghề cho nông dân và hỗ trợ phát triển thị trường lao động nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Quá trình này sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Kinh tế phát triển là điều kiện để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, qua đó nâng cao đời sống vất chất, tinh thần cho nông dân.

Thứ ba; Xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh trong tình hình mới.

Kinh tế và quốc phòng, an ninh là những lĩnh vực khác nhau, chịu sự tác động của các quy luật khác nhau, song giữa chúng lại có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã

khẳng định: Kinh tế suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh tác động trở lại kinh tế trên cả góc độ tích cực và tiêu cực.

Kinh tế quyết định đến quốc phòng, an ninh: Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời của quốc phòng, an ninh. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm xuất hiện nhà nước và tổ chức quân sự, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Kinh tế còn quyết định đến bản chất của lực lượng vũ trang, lực lượng nòng cốt của quốc phòng, an ninh; quyết định đến tổ chức biên chế, trang bị của lực lượng vũ trang, quyết định đến khả năng huy động các nguồn lực cho quốc phòng, an ninh; quyết định đến cách đánh và thắng lợi của hoạt động quân sự. Ph.Ăngghen đã khẳng định: Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội, “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế” [6, tr.235].

Thực tiễn thời gian qua ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam đã chứng minh, nhờ thực hiện tốt việc xây dựng nông thôn mới về kinh tế, nên tiềm lực kinh tế của địa phương tốt hơn; trên cơ sở đó huyện đảm bảo kinh tế cho quốc phòng, an ninh tốt hơn trước.

Một phần của tài liệu Luận văn xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện duy tiên, tỉnh hà nam hiện nay (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)