Chương 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU - CHI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TIÊN LỮ TỈNH HƯNG YÊN
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp
- Hoàn chỉnh kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ, nhất là những chế độ chính sách mới như BH thất nghiệp.
- Đề nghị BHXH Việt Nam, nghiên cứu chỉnh sửa phần mềm kế toán phù hợp hơn cho cả hệ thống khi có sự thay đổi các chính sách kế toán, bổ sung các tài khoản mới, và tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách và hiện đại hoá ngành BHXH. Đồng thời đề nghị BHXH Việt Nam kịp thời nâng cấp các cơ sở kỹ thuật thông tin hạ tầng (cụ thể là chức năng hoạt động của hệ thống máy tính) để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tốt hơn.
- Tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước phát triển xây dựng một số mô hình kế toán có tính chất hướng dẫn để lựa chọn một mô hình kế toán hợp lý, áp dụng cho các cơ quan trong hệ thống cơ quan của mình.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn, và các lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ cho các cán bộ trong ngành.
- Bổ sung nguồn nhân lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc để bộ máy của các cơ quan trực thuộc nói chung và bộ phận kế toán trong cơ quan nói riêng hoạt động được hiệu quả hơn.
3.4.2. Về phía cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, chế độ tài chính áp dụng, phân cấp
quản lý để tổ chức kế toán cho phù hợp với mô hình và quy mô hoạt động, đảm bảo phát huy được hiệu quả sử dụng nguồn lực một cách tối ưu.
các cấp lãnh đạo của BHXH huyện cần có sự thay đổi mang tính thực tiễn về vai trò của tổ chức kế toán nhằm đảm bảo công việc kế toán được thông suốt, hiệu quả và minh bạch.
Trên cơ sở quản lý tài chính, BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên cần có những định mức kỹ thuật để quy định về các khoản thu, chi trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ mà cấp trên giao.
Các tổ nghiệp vụ cần tổ chức tốt công tác kế toán, từ việc lập hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán đến việc vận dụng hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo, đây là cơ sở cho việc thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Chủ động tích cực phối hợp với các bộ phận khác trong cơ quan để cập nhập và theo dõi các quá trình thu – chi kịp thời đưa ra các thông tin kế toán - tài chính cần thiết khi giám đốc và cơ quan cấp trên yêu cầu để theo dõi quản lý hoạt động của cơ quan.
Tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại BHXH các quận, huyện trong việc xét hưởng, chi trả các chế độ BHXH theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho đối tượng tham gia BHXH.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về BHXH cho người lao động và mọi đối tượng tham gia BHXH. Thông qua tuyên truyền để giới thiệu các chế độ BHXH mà người tham gia được hưởng để họ thấy rằng tham gia BHXH vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của người lao động.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở các tồn tại đã được đề cập, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
Các giải pháp hoàn thiện bao gồm: Kế toán thu, Kế toán chi, tổ chức bộ máy kế toán, chứng từ kế toán. Mong rằng với các giải pháp này sẽ góp phần cải thiện được hoạt động của tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh nơi tác giả đang công tác.