Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU-CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Huế
2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Huế
2.2.3.1. Quy trình quản lý tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Huế nhằm hạn chế rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá của tài sản có. Để duy trì rủi ro tín dụngở mức thấp nhất, từnhiều năm nayngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Huế đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng. Quy trình cho vay tạichi nhánh được thực hiện thông quacácbước sau:
Bước 1:Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ
Tại chi nhánh, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn
Đại học Kinh tế Huế
về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này được thực hiện bởi chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC) hoặc nhân viên phân tích tín dụng (CA).
Bước 2:Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên PFC/CA sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên thẩm địnhtài sản (A/A)để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo. Nhân viên PFC/CA cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm: kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay- trả của khách hàng kể cả vớicác ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp để từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời tiến hành phân tíchphương án vay vốn trên các mặt:
tính phù hợp, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phương ánkinh doanh, nguồn trả nợ cho phương án vay. Việc thẩm định phương án vay vốn để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên PFC/CA phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có được những nhận định chính xác về tính khả thi cũng như hiệu quả của mỗi phương án. Ngoài ra nhân viên PFC/CA còn phải cập nhật những thông tin về khách hàng vào phần mềm chấm điểm tín dụng để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tư cách khách hàng.
Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng
Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên PFC/CA sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng. Sau khi trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay, ban tín dụng/hội đồng tín dụng sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản.Trong ngày, nhân viên PFC/CA phải thông báo kết quả cho khách hàng.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
Đại học Kinh tế Huế
Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, nhân viên PFC/CA chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR) để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lývề tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Bước 5: Nhận và quản lý tài sản đảm bảo
Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định.
Bước 6: Lập Hợp đồngtín dụng/Khế ước nhận nợ
Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, nhân viên Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sauđó trình cấp có thẩm quyền ký.
Bước 7: Tạo tài khoản vay và giải ngân
Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng. Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó, nhân viên giao dịch (Teller) sẽ thựchiện giải ngân cho khách hàng.
Bước 8:Lưu trữ hồ sơ
Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng và các hồ sơ khác có liên quan sẽ đượcnhân viên Loan CSR thực hiện theo quy định.
Bước 9: Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên PFC/CA sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh hàng tháng. Nhân viên PFC/CA tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý
Đại học Kinh tế Huế
kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay. Nhân viên PFC/CA phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng sau khi giải ngân để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích. Khi kiểm tra, nhân viên PFC/CA phải lập Biên bản kiểm tra. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thì nhân viên PFC/CA tiến hành lập tờ trình báo cáo vàđề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình.
Bước 10:Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), khách hàng phải gửi giấy đề nghị cho ngân hàng theo thời gian đã quyđịnh trong hợp đồng tín dụng. Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên PFC/CA sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đólập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý, trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét.
Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng phê duyệt gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập Biên bản họp .
Trường hợp đồng ý gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, trong Biên bản họp phải nêu rõ: thời hạn gia hạn, lãi suất gia hạn, phương thức thanh toán trong thời gian gia hạn/thay đổi kỳ hạn/số tiền trả mỗi kỳ hạn. Sau khi nhận được phê duyệt đồng ý, nhân viên Loan CSR tiến hành cập nhật, điều chỉnh thông tin thay đổi trên TCBS và lập phụ lục Hợp đồng tín dụng sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nhân viên PFC/CA phảilàm thủ tục chuyển khoản vay sang nợ quá hạn.
Bước 11: Chuyển nợ quá hạn
Trong các trường hợp: đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phải trả và không được đồng ýgia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; hoặc có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán đủ
Đại học Kinh tế Huế
nợ vay thì nhân viên PFC/CA sẽ lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhân viên Loan CSR sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn trên chương trình phần mềm TCBS. Sau đó lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập biên bản bàn giao hồ sơ vay cho bộ phận xử lý nợ để theo dõi, khởi kiện thu nợ vay.
Bước 12: Khởi kiện thu hồi nợ xấu
Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do nhân viên Loan CSR chuyển sang,bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức củabộ phận xử lý nợ.
Bước 13: Miễn, giảm lãi
Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi vay, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận hồ sơ (bao gồm: Kế hoạch trả nợ và cam kết trả nợ; Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản; khó khăn về tài chính; Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất). Sau đó, nhân viên PFC/CA sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn, giảm lãi kèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ký. Trong tờ trình phải nêu rõ: quá trình cho vay, thu nợ và các biện pháp đang áp dụng; mức độ tổn thất tài sản và khó khăn tài chính của khách hàng; và đề xuất mức miễn, giảm lãi.
Sau khi cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ vay và có ý kiến đề nghị mức miễn, giảm lãi, nhân viên PFC/CA sẽ trình lên Ban tín dụng/Hội đồng tíndụng.
Sau khi nhận được Biên bản họp của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng chấp thuận miễn, giảm lãi vay, nhân viên PFC/CA thông báo cho nhân viên Loan CSR thực hiện việc miễn, giảm lãi vay trên chương trình phần mềm TCBS và thông báo cho nhân viên Teller thanh lý tài khoản vay của khách hàng.
Bước 14: Thanh lý/Tất toán khoản vay
Hồ sơ vay sẽ được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và
Đại học Kinh tế Huế
các chi phí khác có liên quan. Nhân viên Teller thu vốn, lãi, phí, phạt,… lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng. Cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý, tất toán khoản vay.
Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận, kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghịgiải chấp tài sản theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi nhận được đề nghị giải chấp, nhân viên LDO sẽ tiến hành làm thủ tụcgiải chấp tài sản thế chấp. Nhân viên Loan CSR sẽ kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tấtcả số dư.
2.2.3.2. Công tác quản lý dư nợ tại NHTM Cổphần Á Châu-chi nhánh Huế:
a. Vềviệc quản lý dư nợphân theo nhóm nợ:
Tại ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Huế công tác quản lý dư nợ được thực hiện theo các quy định chung của Hội sở ACB, tuy nhiên để công tác này thực sự có hiệu quảchi nhánh cũng rất linh động trong việc áp dụng những quy định này sao cho hiệu quảcao nhất nhưng vẫn duy trì được mối quan hệbền vững với khách hàng. Các biện pháp cụthể được áp dụng có thểmô tả như sau:
- Đối với các khoản dư nợ thuộc nhóm một: Nhân viên phụ trách thường xuyên theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, nếu có dấu hiệu gì nghi ngờ khả năng trảnợ của khách hàng hoặc những thay đổi có thể ảnh hưởng đến tài sản của Ngân hàng phải báo cáo ngay với trưởng đơn vị hoặc trưởng bộ phận. Hàng ngày trước khi làm việc cán bộtín dụng phải truy cập vào hệthống TCBS xem tình hình trả nợcủa khách hàng, nếu có khoản vay nào đến hạn trả(lãi hoặc gốc hoặc cảlãi và gốc) phải thông báo cho khách hàng đến trả ngay trong ngày hôm đó. Các khoản nợ đến hạn trong ngày tiếp theo nhân viên gọi điện nhắc nhởkhách hàng.
- Đối với các khoản nợ nhóm hai: Đây là bộ phận chiếm phần lớn trong số các món nợ quá hạn của chi nhánh, do đó cần có các biện pháp mạnh hơn để buộc khách hàng trảnợ. Các khoản nợ này tùy theo mức độrủi ro của từng món mà chi nhánh có các biện pháp khác nhau như: đốc nợ, khởi kiện, xửlý tài sản bảo đảm, các biện pháp khác,...
+Đốc nợ : là việc áp dụng các biên pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa áp dụng biện pháp khởi kiện.
Đại học Kinh tế Huế
+ Khởi kiện : là biên pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án đểthu hồi nợ.
+ Xửlý tài sản bảo đảm:thông thường là phát mại tài sản bảo đảm.
+Các biện pháp khác : Bán nợ cho các tổchức mua bán nợ.
- Đối với món nợ nhóm ba: Chi nhánh cũng sẽ áp dụng các biện pháp như nợ nhóm 2 tuy nhiên với mức độ mạnh hơn và cương quyết hơn. Trưởng chi nhánh sẽcử nhân viên xử lý nợ đến làm việc với khách hàng thật cụ thể vềtình hình của món nợ đó và buộc khách hàng phải có những cam kết nhất định đối với Ngân hàng. Trong thời hạn cam kết nếu khách hàng không thực hiện, chi nhánh sẽ thông báo tình hình cho khách và tiến hành phát mại tài sản bảo đảm đểthu hồi nợ, trong quá trình này nếu gặp phải sự kháng cựnào của khách hàng thì chi nhánh tiến hành khởi kiện ra Tòa án Nhân dân đểbuộc khách hàng làm theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.
- Các món nợ thuộc nhóm bốn và nhóm năm: Thực tế chưa phát sinh ở chi nhánh nên cũng chưa có trường hợp cụthểnào bịxửlý. Tuy nhiênđây là hai nhóm nợ có mức độrủi ro cực lớn nên Chi nhánh không để các khoản cho vay của mình rơi vào nhóm này, khi bắt đầu phát sinh nợ ở nhóm hai và mức cao hơn là nhóm ba thì trưởng đơn vị phải có những chỉ đạo để bằng mọi cách phải thu hồi được nợ tránh mọi tình trạng có thểphát sinh nợnhóm bốn.
b. Vềviệc đảm bảo hiệu quảcho món vay:
Để việc quản lý dư nợ được hiệu quả thì khi giải ngân vốn vay cho khách hàng, ngân hàng cần thực hiện những biện pháp để đảm bảo sao cho món vay đó thực sựcó hiệu quả. Tại ngân hàng Á Châu-chi nhánh Huế công việc này được thực hiện một cách có hệthống và đúng theo những quy định của Hội sởACB cụthể như sau:
- Trong quá trình thẩm định khách hàng tất cảmọi hồ sơ khi nhận đầy đủ, công tác thẩm định phải được thực hiện ít nhất là hai nhân viên:
+ Nhân viên phân tích tín dụng phải phân tích khách hàng trên mọi khía cạnh liên quan đến khách hàng như: tư cách, năng lực, sựtín nhiệm, việc thếchấp, các điều kiện khác, sựkiểm soát.
+ Nhân viên thẩm định tài sản tiến hành thẩm định tất cả mọi tài sản mà khách hàng đem cầm cố thế chấp để vay. Một thuận lợi của ngân hàng TMCP Á Châu-chi
Đại học Kinh tế Huế
nhánh Huế so với các ngân hàngkhác trên cùng địa bàn là ở đây trong cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh có nhân viên thẩm định tài sản, nhân viên này chuyên làm công tác thẩm định nên có nhiều thuận lợi khi tiến hành thẩm định con số định giá rất chính xác, điều này tạo điều kiện cho nhân viên phân tích tín dụng quyết định một mức cho vay chính xác hơn.
- Khi thẩm định khách hàng nhân viên thẩm định phải tập hợp tất cả thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: phỏng vấn, quan sát thực tế, lấy thông tin tín dụng từ CIC, đối với khách hàng doanh nghiệp ngoài các báo cáo khách hàng cung cấp cần phải có thông tin từbáo cáo kiểm toán.
- Khách hàng là doanh nghiệp thì khi cho vay họphải cung cấp đầy đủcác báo cáo tài chính, trên cơ sở các báo cáo này để tính điểm tín dụng thông qua chương trình Scoring để đánh giá xếp loại khách hàng
-Thường xuyên phân loại đánh giá khách hàng vay.
- Trích lập dự phòng rủi ro đúng theo quy định của NHNN và của ngân hàng TMCP Á Châu.
- Khi đã giải ngân cho khách hàng vay nếu có dấu hiệu nghi ngờ vềkhả năng trả nợ của khách hàng và khách hàng vi phạm các quy định trong hợp đồng chi nhánh sẽ thu hồi nợ trước hạn theo quy định.
c.Đối với việc quản lý danh mục cho vay:
Hội sở ACB cũng có những quy định chung về quản lý danh mục cho vay và bắt buộc các chi nhánh phải thực hiện đúng. Sau khi đã xây dựng và triển khai việc thực hiện danh mục cho vay, chi nhánh cần phải thường xuyên theo dõi và quản lý quá trình vận hành của hoạt động tín dụng, đảm bảo phù hợp với danh mục cho vay đãđược phê chuẩn. Việc theo dõi và quản lý danh mục cho vay cần được thực hiện chi tiết theo từng khoản mục, trong đó đặc biệt chú ý đến từng khoản vay có tính chất như sau: Các khoản tín dụng cấp cho khách hàng có giá trị lớn; các khoản tín dụng cung cấp cho cổ đông và người thân; các khoản cho vay mà việc chi trả vốn gốc hoặc lãi đã quá hạn;
các khoản cho vay đãđược phân loại nợtừ nhóm 2 đến nhóm 5.
2.2.3.3. Trích lập dựphòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Huế:
Đại học Kinh tế Huế