Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP
1.4. Các nhân tố tác động đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.4.1. Nhóm nhân t ố bên ngoài doanh nghi ệ p
Các nhân tố kinh tế, chính trị - pháp luật và văn hóa – xã hội, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp là những nhân tố thuộc nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến các hoạt động mở rộng thị trường của các doanh nghiệp.
1.4.1.1. Kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, và đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nói riêng. Các yếu tố đó bao gồm tất cả các yếu tố kinh tế tác động đến nhu cầu sử dụng hàng hóa, sức mua của khách hàng và các yếu tố kinh tếliên quan đến sử dụng nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế có thể kểđến ởđây là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm tăng thu nhập của người tiêu dùng, dẫn đến sức mua tăng. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, cung cấp các hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, nền kinh tế tăng trưởng cao thu hút các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, làm gia tăng nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người tiêu dùng giảm và tiết kiệm chi tiêu. Vì vậy, nhu cầu của người tiêu dùng cũng theo đó mà giảm xuống, doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất, làm giảm nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp, gây khó khăn cho các các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong nước có thể có cơ hội phát triển và mở rộng thị trường, nhưng cũng có thể mất đi cơ hội khi tình trạng tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường, không dự báo được.
Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến giảm khảnăng cạnh trang với các đối thủ có tiềm lực tài chính khác, thậm chí, nếu tình trạng này kéo dài cùng với tình trạng khan hiếm vốn sẽ góp phần đẩy các doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.
Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến cho việc kiểm soát các chi phí tiền công và giá các yếu tốđầu vào trở nên khó khăn.
1.4.1.2. Chính trị - pháp luật
Với vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ, thuếcác chương trình chi tiêu của chính phủcũng tác động gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Dựa trên tình hình kinh tế trong và ngoài nước cùng các quyết sách của chính phủ, các doanh nghiệp sẽ có những quyết định mở rộng hay thu hẹp thị trường hàng hóa tại các thời điểm cụ thể. Một chính sách về xuất nhập khẩu hàng hóa ra đời có thể tạo ra cơ hội với doanh nghiệp này nhưng cũng có thể làm mất đi cơ hội của doanh nghiệp khác.
Chẳng hạn như “Chính sách khuyến xuất khẩu – hạn chế nhập khẩu” những mặt hàng trong nước sản xuất được, giúp doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, giữ vững thị trường, nhưng lại gây ra trở ngại cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Và xét về lâu dài, những chính sách này cũng có mặt hạn chế là sẽ tạo sự ỷ lại cho các doanh nghiệp được bảo hộ, giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, vì sự bảo hộ của Nhà nước chỉ trong một giai đoạn nhất thời chứ không phải là mãi mãi. Chính sách thuế khóa, tài chính, ngân hàng cũng đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các doanh nghiệp. Một chính sách thuế với thuế suất hợp lý ổn định, một cơ chế tín dụng linh hoạt, phù hợp với quan hệ cung cấp tiền tệ tại thời điểm giao dịch sẽ là tác nhân kích thích doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thịtrường tiêu thụ hàng hóa.
1.4.1.3. Văn hóa – xã hội
Dân số, mức sống có quan hệ tỷ lệ thuận với mức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Dân số nhiều, mức sống cao thì sức mua sẽ lớn, tổng nhu cầu cũng lớn là điều kiện để phát triển thị trường tiêu thụ, tăng thị phần của doanh nghiệp. Nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng có mức sống, tập quán, tâm lý khác nhau là khác nhau.
1.4.1.4. Khách hàng
Hướng tới mục tiêu lợi nhuận, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu và khảnăng thanh toán hàng hóa của doanh nghiệp.
Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp của các khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị trí xã hội. Khách hàng có thể được chia thành các nhóm khác nhau với những đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm, tiêu dùng hàng hóa của họ. Căn cứ trên các đặc trưng này, doanh nghiệp sẽ có những gợi ý để đưa ra các biện pháp phù hợp thu hút khách hàng, góp phần tăng khảnăng thành công cho các hoạt động mở rộng thị trường.
- Theo mục đích mua sắm: có khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng trung gian, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Người tiêu dùng cuối cùng mua hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mình. Những người mua sắm trung gian hàng hóa để bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Các chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa để sản xuất, làm các dịch vụ công cộng hoặc chuyển những hàng hóa cho các đối tượng được thụ hưởng.
- Theo thành phần kinh tế: có khách hàng cá nhân, tập thể hay doanh nghiệp nhà nước. Đặc trưng của nhóm khách hàng là ngân sách, khả năng thanh toán và mục đích sử dụng.
- Căn cứ vào khối lượng hàng hóa được mua: có khách hàng mua với khối lượng lớn khách mua buôn và khách hàng mua với khối lượng nhỏ - khách hàng lẻ.
- Căn cứ vào phạm vi địa lý: có khách hàng trong vùng, trong địa phương, trong và ngoài nước (gồm cả người sản xuất, người tiêu dùng trung gian, người tiêu dùng cuối cùng, chính phủ). Các khách hàng trong nước phản ánh quy mô của thị trường nội địa, khách hàng nước ngoài thể hiện mối quan hệ thương mại và phạm vi thị trường mà doanh nghiệp tham gia. Căn cứ vào
tỷ trọng khối lượng hàng hóa bán ra trên các phạm vi khác nhau có thể đánh giá chất lượng và sự phát triển của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
- Căn cứ theo mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp: khách hàng có thể được chia thành các khách hàng truyền thống và khách hàng mới.
Khách hàng truyền thống là các khách hàng có sự giao dịch với tần suất thường xuyên, liên tục với các doanh nghiệp. Nhóm khách hàng trên có vị trí đặc biệt trong sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Chi phí để lôi kéo các khách hàng mới cao hơn chi phí để giữ lại khách hàng đã quen thuộc với sản phẩm. Vì vậy, xét về mặt hiệu quả, việc duy trì và chăm sóc khách hàng quen là quan trọng hơn.
1.4.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Các hoạt động của đối thủ cạnh tranh có xu hướng làm co hẹp thị trường của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thịtrường việc cạnh tranh là điều không tránh khỏi – nó là nhân tốảnh hưởng trực tiếp tới thịtrường tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản hoặc bị thôn tính. Sự ra đời của quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay sự vượt trội về chất lượng, kiểu dáng, chính sách tiêu thụ của mặt hàng cạnh tranh sẽ làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bị co lại, thậm chí sẽ bị mất hẳn nếu không có những chính sách ứng phó kịp thời. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, sẽđóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng thịtrường tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp – do vậy đây là công việc cần được quan tâm thích đáng và thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.6. Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp hàng hóa đầu vào trong quá trình kinh doanh ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp thương mại. Nhà cung cấp có thể ép buộc doanh nghiệp mua hàng hóa đầu vào với giá cao, khi đó chi phí mua hàng tăng lên, giá bán hàng hóa đầu ra tăng, khối lượng tiêu thụ giảm làm doanh nghiệp mất dần thị trường, lợi nhuận giảm. Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu
của các nhà cung cấp, các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung cấp có uy tín.
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì nhà cung cấp là một nhân tố quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến các hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp vì đầu vào cho doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào phía đối tác nước ngoài. Như vậy, trong nhiều tình huống, các doanh nghiệp mất quyền chủđộng trong việc ra quyết định kinh doanh.