Tổng hợp về hiện trạng khai thác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tách đá khối bằng phương pháp khoan nổ mìn tại một số mỏ đá khu vực trung và nam bộ (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC ĐÁ KHỐI CỦA

1.4. TỔNG HỢP VỀ HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC

1.4.1. Tổng hợp về hiện trạng khai thác

Hiện trạng khai thác đá khối ốp lát trong khu vực tuy đã bước đầu có quy hoạch của các tỉnh thành, song việc khai thác vẫn còn khá bừa bãi, nhỏ lẻ, chƣa có khai thác qui mô với hệ thống khai thác và các tầng hoàn chỉnh. Việc khai thác còn mang nặng tính thương mại tạm thời: chỗ nào bán được thì làm ngay chỗ ấy, xong rồi lại bỏ, và chuyển sang chỗ khác, chỗ dễ khai thác, đá đẹp thì khai thác trước, chỗ khó thì bỏ.v.v…

Sản lƣợng khai thác ở các mỏ còn thấp, một mặt do nhu cầu tiêu thụ còn ít mặc dù nhu cầu sử dụng thực tế vẫn rất lớn (so với các nước khác thì tỷ lệ sử dụng đá ốp lát vào các công trình xây dựng ở Việt Nam còn rất thấp); ở thị trường nội địa thì bị các chủng loại gạch men, gạch granite giá rẻ cạnh tranh gay gắt, ngoài ra, còn chịu sự cạnh tranh về giá của các loại đá ốp lát nhập từ Trung Quốc; về thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn chế, do các doanh nghiệp có hợp đồng mới sản xuất theo yêu cầu, và cũng ít doanh nghiệp có đầu tƣ máy móc thiết bị đáp ứng đƣợc yêu cầu, vì thường chất lượng sản phẩm đá ốp lát xuất ra thị trường nước ngoài đòi hỏi yêu cầu cao, cần chế biến bằng các máy cƣa giàn gangsaw, đánh bóng tự động có đo kiểm

tra theo công nghệ của Ý, mà chi phí để cƣa cắt chế biến theo công nghệ này lớn hơn, dẫn đến giá thành cao, nên các doanh nghiệp thường đầu tư các máy cưa đĩa kiểu chùm nhiều đĩa, đánh bóng thủ công bằng máy mài cầu, để giảm giá thành và chất lượng được thị trường nội địa chấp nhận. Mặt khác, do trình độ cơ giới hóa trong khai thác còn hạn chế, chủ yếu là khai thác thủ công, công nghệ khai thác chắp vá, thiết bị sử dụng cũ kỹ, lạc hậu. Sản lƣợng của đa số các mỏ là sản lƣợng nhỏ, mặc dù hiện nay đã có nhiều giấy phép khai thác đƣợc cấp với sản lƣợng 10.000m3/năm ( Đông Nam núi Cấm, Suối Lâu, Tân Dân…), nhƣng chỉ khoảng trên dưới 10 mỏ đạt công suất 1.000 – 2.500 m3/năm, còn lại chỉ vài trăm mét khối một năm (nguyên khối). Những mỏ nhỏ, nhiều mỏ còn khai thác thủ công theo thời vụ, dùng thợ đá địa phương khoan, đục và tách thủ công rồi xuất bán cho các cơ sở sản xuất trong nước là chính, và khi không có khách hàng thì dừng lại.

Hiện tại, đa số các mỏ chủ yếu khai thác lớp đá tảng lăn và lớp đá mặt, chƣa khai thác hoàn chỉnh, chỉ mới vài mỏ nhƣ Đông Nam núi Cấm, núi Le, Suối Lâu, Sơn Hòa là bắt đầu khai thác đá gốc, nhƣng cũng chỉ mới khai thác tầng đầu tiên.

Công nghệ khai thác nhìn chung vẫn còn lạc hậu, đa số các mỏ sử dụng phương pháp nêm thủ công, khoan-nêm thủ công, khoan-nổ mìn để tách đá. Bột nở cũng đã đƣợc đƣa vào sử dụng khá phổ biến để tách block. Công nghệ cắt đá bằng nhiệt sử dụng súng phun lửa cũng đã được áp dụng ở mỏ Suối Lâu trước đây. Hiện nay ở đây đã áp dụng công nghệ cƣa cắt bằng máy cƣa đĩa phối hợp với khoan nổ mìn.

Công nghệ cưa cắt bằng dây cáp kim cương hiện đang được áp dụng ở mỏ Sơn Hòa.

Hệ số thu hồi đá còn thấp, chất lƣợng đá sau khai thác chƣa cao, hao phí tổn thất còn lớn, việc thu hồi và sử dụng các đá thứ phẩm ở nhiều mỏ chƣa hợp lý, gây lãng phí tài nguyên.

Bảng 1-7. Bảng tổng hợp công nghệ và qui mô khai thác ở một số mỏ

Stt Tên mỏ Đặc điểm thân

khoáng Công nghệ khai thác Sản lượng (m3/năm)

1 Mỏ đá hồng Quế Sơn Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Đục tách bằng nêm

thủ công 300

Stt Tên mỏ Đặc điểm thân

khoáng Công nghệ khai thác Sản lượng (m3/năm)

2 Các mỏ đá đỏ vùng An Trường

Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn, khoan nêm và đục tách bằng

thủ công

1.500 – 2.000

3 Mỏ đá trắng Phù Mỹ Khai thác đá tảng lăn

bị phong hóa tại chỗ Đục tách thủ công 400 - 500

4 Các mỏ đá vàng vùng Hòn Chà

Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn, khoan nêm và đục tách thủ

công

3.000 – 3.500

5 Mỏ đá đen An Thọ Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn, khoan nêm

700 – 1.000 6 Mỏ đá con tằm Đông

Nam núi Cấm

Khai thác đá gốc tầng đầu tiên

Khoan nổ mìn, khoan

nêm, bột nở 2.500 7 Mỏ đá tím Tân Dân Khai thác đá tảng lăn

bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn và đục tách thủ công

1.500 – 2.000

8 Mỏ đá trắng Suối Lâu

Khai thác đá gốc tầng đầu và đá tảng lăn

Cƣa đĩa phối hợp khoan nêm, và khoan

nổ mìn

5.000

9 Các mỏ đá hồng vùng Gia Lai

Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn, khoan nêm, tách thủ công

3.500 – 4.000 10 Mỏ đá xám Phước

Hòa

Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn, khoan

nêm, tách thủ công 300 11 Mỏ đá xanh Chà

Bang

Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn, khoan

nêm, tách thủ công 1.000 12 Mỏ đá đen Sơn Hòa Khai thác đá gốc tầng

đầu tiên Cưa cáp kim cương 2.500 13 Mỏ đá đen Sông

Hinh

Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn, khoan

nêm, tách thủ công 2.500 14 Mỏ đá trắng Lạc

Tánh

Khai thác đá tảng lăn bị phong hóa tại chỗ

Khoan nổ mìn, khoan

nêm, bột nở 2.500

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tách đá khối bằng phương pháp khoan nổ mìn tại một số mỏ đá khu vực trung và nam bộ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)