THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu Luận văn giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở đồng nai (Trang 30 - 63)

VÀ DỊCH VỤ Ở ĐỒNG NAI

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Đồng Nai ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nông dân bị thu hồi

Đồng Nai có điều kiện vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu thương mại, phát triển kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp và dịch vụ là các lĩnh vực mũi nhọn. Nằm ở khu vực cửa ngõ phía Đông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên, có thể giao thương với trong nước và quốc tế, Đồng Nai trở thành địa phương có lợi thế về phát triển công nghiệp và dịch vụ trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về điều kiện tự nhiên, diện tích tự nhiên của Đồng Nai là 590.724 ha, bằng 1,78% diện tích của cả nước và 19,4% diện tích của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với dân số khoảng 2.569 nghìn người, đứng thứ 2 so với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh). Tỉnh gồm 11 đơn vị hành chính trong đó thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Về điều kiện kinh tế - xã hội, Đồng Nai là một trong những địa phương nằm trong tốp có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của cả nước, do lợi thế về địa lý kinh tế và địa chính trị được khai thác tốt (Đồng Nai có đầy đủ hệ thống giao thông đường không, đường thủy, đường sắt và đường bộ, chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 30km, có đường thông ra biển qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Những lợi thế để phát triển của Đồng Nai thể hiện trên các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường

sắt Bắc - Nam; nhiều tuyến đường liên tỉnh và các cảng sông Gò Dầu, Phú Mỹ,… gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước và quốc tế.

Thứ hai, có nền đất lý tưởng, kết cấu có độ chịu nén tốt, thuận tiện cho đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu, cụm công nghiệp.

Thứ ba, có nguồn nước phong phú không chỉ cung cấp cho Đồng Nai mà còn cho thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Thứ tư, có nguồn điện năng dồi dào từ các Nhà máy Thủy điện Trị An, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh lưới điện quốc gia, Đồng Nai còn có Công ty liên doanh Amata Power cung cấp điện cho KCN Amata và các KCN lân cận.

Bên cạnh đó, Đồng Nai còn có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú như vàng, thiếc, kẽm, nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; rừng và nguồn nước,… rất thuận lợi cho phát triển các ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…

Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, với ý chí quyết tâm và đồng thuận cao, sau gần 30 năm đổi mới xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,8%/năm. Quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong đó công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tạo điều kiện thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển, nhất là dịch vụ và nông nghiệp.

Sản xuất công nghiệp của Đồng Nai đã có những bước chuyển mạnh về chất với sự hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực như: công nghiệp cơ

khí và luyện kim, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử và viễn thông, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm,… Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất từng bước được đẩy mạnh.

Trước năm 1975, Đồng Nai đã có sự phát triển công nghiệp và dịch vụ khá mạnh, do là địa bàn được Mỹ - ngụy lựa chọn làm sở cơ kinh tế quân sự phục vụ cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền nam Việt Nam. Do đó sau 1975, Đồng Nai đã có một khu công nghiệp, đó là khu công nghiệp Biên Hòa 1 nơi tập trung lực lượng công nghiệp và dịch vụ của Đồng Nai thời kỳ đó. Sau đó, đặc biệt là từ thời kỳ đất nước đổi mới do sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, khu công nghiệp Biên Hòa 2 tiếp tục ra đời. Từ thực tiễn khu công nghiệp Biên Hòa 1 và thành công bước đầu của khu công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai đã từng bước rút kinh nghiệm và mở ra hướng đột phá mới, tập trung quy hoạch xây dựng thêm các khu công nghiệp mới không chỉ ở TP Biên Hòa, mà ở tất cả các địa phương của tỉnh trong quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh nhà.

Đồng Nai cũng là địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. Hệ thống các khu công nghiệp của Đồng Nai có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lẫn diện tích đất cho thuê. Đồng Nai cũng là một trong số ít địa phương thu hút được nhiều dự án có quy mô vốn trên 100 triệu USD (Formosa - Đài Loan, Vedan - Singapore & Đài Loan, Hualon - Malaysia & Đài Loan, Fujitsu - Nhật Bản,…). Vốn đầu tư nước ngoài đã thật sự trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nhất là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Để tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây, Đồng Nai luôn chú trọng và tích cực thực

hiện “hai cải” - đó là cải thiện môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính theo hướng toàn diện, công khai, minh bạch, đơn giản, nhanh chóng, kịp thời cùng với các phương châm “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, “chính quyền phục vụ doanh nghiệp”.

Nhiều chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước đã được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, tạo tiền đề thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải, du lịch, tài chính - tín dụng,…cũng được đầu tư kịp thời.

Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề bức xúc của xã hội cũng được tỉnh Đồng Nai giải quyết có hiệu quả. Trong đó, giải quyết việc làm cho người lao động luôn được các cấp, các ngành ở địa phương đặc biệt quan tâm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh xã hội được giữ vững và niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ngày càng được nâng cao.

2.2. Thực trạng giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Đồng Nai

2.2.1. Những thành tựu và hạn chế giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Đồng Nai

* Những thành tựu

Những thành tựu về giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Đồng Nai thời gian qua thể hiện trên hai nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tỉnh Đồng Nai đã xác định đúng chủ trương, chính sách, cơ chế giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Trong thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các ngành chức năng và các huyện, thị xã trong tỉnh tiếp tục áp dụng và vận dụng chính sách của Nhà nước,

xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời một số chính sách liên quan, đồng thời xác định đúng cơ chế giải quyết quan hệ lợi ích trong thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng theo nguyên tắc đảm bảo lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất, chủ dự án, phù hợp với thực tế mặt bằng chính sách chung. Theo hướng đó lợi ích kinh tế của người nông dân được xác định theo nguyên tắc lợi ích kinh tế

của người bị thu hồi đất được xác định trước hết thông qua việc đền bù đất đai theo giá thị trường phù hợp với khung giá của Nhà nước quy định. Đây là một nguyên tắc nhằm đảm bảo lợi ích cho người thu hồi đất. Để thực hiện nguyên tắc này Nhà nước đã đưa ra phương pháp định giá đất cụ thể cho từng loại đất để làm cơ sở định giá đền bù thiệt hại theo quy định tại Điểm 2 khoản 10 Điều 6 Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất [11].

Khi các doanh nghiệp lập hồ sơ xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất để thực hiện các dự án xây khu công nghiệp, khu dịch vụ thì phải có cả phương án đền bù lợi ích cho nông dân; lợi ích kinh tế của nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức bồi thường bằng tiền, bằng đất hay nhà ở tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể phụ thuộc trước hết vào chính sách và quy hoạch chung của Nhà nước, phương án bồi thường của doanh nghiệp được giao đất và sau đó mới đến nguyện vọng của người nông dân; lợi ích kinh tế của người nông dân được thực hiện và đảm bảo thông qua nguyên tắc bồi thường đầy đủ các thiệt hại.

Theo nguyên tắc này, người nông dân không những được đền bù cho mảnh đất của họ bị thu hồi mà còn được đền bù cả những tài sản trên đất đó, bao gồm cây trồng, vật nuôi, nhà và các công trình xây dựng khác. Ngoài ra, khi người nông dân bị thu hồi đất nếu phải chuyển đổi chỗ ở, chuyển địa điểm kinh doanh, chuyển nghề nghiệp còn được trợ cấp cho đời sống và sản xuất,

được trả chi phí cho việc chuyển đổi nghề nghiệp, cũng như các chi phí trực tiếp cho việc di chuyển, giải phóng mặt bằng và được xét cấp tái định cư theo quy định tại Điều 4, 5 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [12]; Điều 18 - 23 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [13].

Dựa vào nguyên tắc chung trên đây, để đảm bảo quyền lợi của người dân thuộc diện thu hồi đất, ngày 09/01/2007, BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU “về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch và các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh” [53]. Nô ̣i dung Nghị quyết tập trung vào các chế

độ chính sách sau:

Một là, chính sách bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp. Thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 05/04/2010, sau thay thế bằng Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 03/4/2012, quy định về các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Các chính sách hỗ trợ do UBND tỉnh ban hành cơ bản phù hợp tình hình thực tế và đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi như: hỗ trợ 35% giá đất ở cùng vị trí đối với các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; hỗ trợ 50% giá đất ở cùng vị trí đối với đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở; hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ người đang thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; hỗ trợ đối tượng thuộc diện chính sách, hỗ trợ bằng tiền cho hộ gia đình cá nhân có diện tích đất bị thu hồi lớn. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm (hỗ trợ 1,5 lần giá đất nông nghiệp), hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ khác quy định hỗ trợ cho các trường hợp không đủ điều kiện

được bồi thường, hỗ trợ theo quy định pháp luật. Ngoài ra, người bị thu hồi đất còn được hưởng chính sách thưởng cho đối tượng chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật thu hồi đất.

Các chính sách bồi thường, hỗ trợ của tỉnh đã làm cho quyền lợi của người bị thu hồi đất ngày càng được đảm bảo. Đă ̣c biê ̣t, với các đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, các nơi vùng sâu, vùng xa, nhiều nơi giá trị bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất đã cao hơn giá trị chuyển nhượng thực tế.

Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tế, pháp luật chưa được quy định cụ thể như: việc bồi thường, hỗ trợ đất tôn giáo; việc xác định tiêu chí hỗ trợ đất vườn ao; việc bồi thường hỗ trợ tài sản trên đất nông nghiệp xây dựng trước ngày 01/7/2004;

hướng dẫn về trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; việc xác định giá đất ở trung bình để hỗ trợ; việc bồi thường, hỗ trợ về đất thuộc hành lang lộ giới giao thông; hỗ trợ khác cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn ao không được công nhận là đất ở; bồi thường, hỗ trợ về đất đối với trường hợp sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền; hỗ trợ đối với các trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm; xử lý việc bồi thường về đất đối với các trường hợp bị thu hồi đất ở nhưng chưa xây dựng nhà ở. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã kịp thời xin ý kiến Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khi có hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã ban hành quy định (tại Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND, Quyết định số 26/2012/QĐ- UBND) để chỉ đạo các Sở, ngành kịp thời hướng dẫn các địa phương thực hiện và xử lý, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh nêu trên. Nhiều nội dung vâ ̣n dụng của tỉnh đã được đưa vào trong Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 thay thế Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ đang có hiệu lực thi hành.

Hai là, chính sách bồi thường, hỗ trợ nhà ở và công trình vật kiến trúc khác. Việc ban hành Bảng giá các loại đất hàng năm trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được một phần yêu cầu thực tế, là cơ sở để áp giá, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án thu hồi đất. Thực tế cho thấy, giá đất nông nghiệp để tính toán bồi thường hỗ trợ ở khu vực nông thôn có giá trị tương đương hoặc cao hơn giá thị trường. Việc áp dụng thực hiện giá đất vùng giáp ranh đã được quy định cụ thể tại Bảng giá đất, đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi tại các khu vực này; về giá bồi thường nhà, tài sản trên đất quy định tại Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 23/02/2012 và Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh, đã điều chỉnh tăng mức bồi thường, hỗ trợ giá nhà, tài sản trên đất bị thu hồi (tăng từ 30% đến 60% giá nhà và các công trình xây dựng trên đất). Giá cây trồng trên đất cũng được điều chỉnh tăng lên cho sát với giá trị thực tế.

Ba là, chính sách tái định cư. Theo khoản 3 Điều 42 Luâ ̣t Đất đai năm 2003 thì “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Trên cơ sở các quy định của Trung ương, chủ trương của Tỉnh uỷ về chính sách tái định cư, UBND tỉnh đã ban hành các quy định cụ thể để triển khai áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh. Tại Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 của UBND tỉnh đã quy định cụ thể, rõ ràng về tiêu chuẩn, điều kiện và trình tự, thủ tục xét bố trí tái định cư, quy định đã vận dụng giải quyết tái định cư theo hướng thông thoáng hơn và phù hợp tình hình thực tế của tỉnh để đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất như: miễn thu phí

sử dụng hạ tầng cho người đủ điều kiện tái định cư và giải quyết tái định cư

Một phần của tài liệu Luận văn giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở đồng nai (Trang 30 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)