THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu giao an GDCD 6 (Trang 43 - 47)

chủ đề: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN

Ngày soạn: 28/11/09 Ngày giảng: 4/12/09

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS biết tác hại của bom mìn và cách phòng chống.

2. Kĩ năng: HS biết tránh xa bom mìn và giúp mọi người phòng tránh tai nạn bom nìm.

3. Thái độ: HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi coi thường sự nguy hiểm của bom mìn.

B. Phương pháp:

- Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm.

C. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu về tai nạn bom mìn, băng hình.

2. Học sinh: Các tài liệu về phòng chống tai nạ bom mìn.

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định: ( 2 phút).

II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

1. Vì sao Hs phải xác định đúng đắn mục đích học tập?.

2. Nêu một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc học và giải thích?.

III. Bài mới. (32’)

1. Đặt vấn đề (2 phút): Chiến tranh đã để lại trên đất nước của chúng ta hàng triệu quả bom, mìn, vật liệu chưa nổ, các em là người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh không hiểu hết về sự nguy hiểm của bom đạn, nên gặp phải các tai nạn đau thương của chiến tranh để lại.Vì thê nên hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách phòng tránh TNBM.

2 Triển khai bài:(30’)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: (22’) NỘI DUNG BÀI HỌC

Tìm hiểu về tình hình bom mìn hiện nay.

(5’)

Gv: Cho hs xem tranh về các loại bom mìn.

Gv: Theo em vì sao trên đất nước của chúng ta lại còn rất nhiều bom mìn?

Gv: Hãy kể tên một số loại bom mìn mà em biết?

Hs: Trả lời

Gv: Nhận xét, bổ sung

1. Tình hình bom mìn hiện nay

- Chiến tranh đã để lại trên đất nước của chúng ta hàng triệu quả bom, mìn, vật liệu chưa nổ.

- Có rất nhiều người do vô tình hay cố ý đã làm bom, mìn nổ và đã gặp tai nạn rất thương tâm, nhiều người, nhiều gia đình bị chết, bị thương tật suốt đời.

Tìm hiểu các đối tượng dễ bị TNBM (10’) Gv: Bom mìn nổ sẽ gây ra hậu quả gì?

Hs: Trả lời.

Gv: Chốt lại

? Hãy cho biết các nhóm đối tượng nào dễ bị TNBM

Hs: Trả lời

Gv: nhận xét, bổ sung

Nhóm 1: Nhóm đối tượng không không biết về sự nguy hiểm của BM và không biết hành vi an toàn như thế nào.Nhóm này thường là trẻ em và học sinh tiểu học

Nhóm 2: Nhóm đối tượng thiếu thông tin, nhóm này BM nguy hiểm nhưng không biết hành vi an toàn như thế nào. Nhóm này có thể là trẻ em, nhưng chủ yếu là các đối tượng trên 11 tuổi

Nhóm 3: Là nhóm thiếu thận trọng, nhóm này biết BM là nguy hiểm nhưng thường có hành vi không an toàn. Nhóm này tập trung chủ yếu vào đối tượng thanh tiếu niên từ 11 đến 18 tuổi.

Nhóm 4: Là nhóm bị thúc ép vì lý do kinh tế. Nhóm này chủ yếu tập trung vào người rà tìm phế liệu, buôn bán phế liệu.

Tìm hiểu cách phòng tránh (7’)

GV:Có các cách phòng tránh TNBM nào?

Hs: Trả lời Gv: chốt lại

? HS phải có trách nhiệm như thế nào

? Trường của chúng ta đã có việc làm về tuyên truyền phòng tránh TNBM ntn

2.Đối tượng dễ bị TNBM

Có 4 nhóm đối tượng dễ bị TNBM đó là:

- Nhóm 1: Nhóm đối tượng không không biết về sự nguy hiểm của BM (trẻ em và học sinh tiểu học)

- Nhóm 2: Nhóm đối tượng thiếu thông tin, nhóm này BM nguy hiểm nhưng không biết hành vi an toàn như thế nào ( đối tượng trên 11 tuổi)

- Nhóm 3: Là nhóm thiếu thận trọng, nhóm này biết BM là nguy hiểm nhưng thường có hành vi không an toàn ( từ 11 đến 18 tuổi) - Nhóm 4: Là nhóm bị thúc ép vì lý do kinh tế.

3. Cách phòng tránh:

- Không xem người lớn cưa đục bom mìn.

- Khi nhìn thấy bom mìn , hãy tránh xa và báo cho người lớn biết.

- Không chăn trâu, cắt cỏ, kiếm củi, đốt lửa, vui chơi trong khu vực có biển báo nguy hiểm.

- Không tắm trong hố bom cũ

- Không nhặt, ném, đập vào vật nghi ngớ là bom mìn.

- Không cưa đục, tháo gỡ, rà phá, tìm kiếm bom mìn.

- Trách nhiệm của HS: Nếu thấy bom mìn sẽ tránh xa và khuyên các bạn khác cùng tránh xa bom mìn

HĐ2: (8’) Luyện tập Cho HS làm bài tập sau:

1. Nếu phát hiện thấy bon mìn bạn sẽ làm gì?

4. Luyện tập:

1. Báo cho nhà chức trách và mọi người cùng biết để xử lý, phòng tránh

2. Khi tình cờ phát hiện mình đang ở trong bãi mìn, bạn sẽ?

3.Tác động của bom mìn ảnh hưởng đến thể chất như thế nào?

2. Dừng lại ngay lập tức, quay lại theo dấu chân cũ và kêu cứu người giúp đỡ

3. - Có thể gây chết người

- Mất khả năng đi lại, đứng, ngồi, chạy nhảy, chơi đùa hoặc làm cac công việc nặng nhọc.

IV. Cũng cố: ( 2 phút)

Khi tình cờ thấy hai bạn đang dùng vật cứng gõ vào một quả đạn, em sẽ làm gì?

- Khuyên 2 bạn dừng lại, không được gõ vào quả đạn

- Báo ngay cho các nhà chức trách biết để xử lý ( UBND xã, Công an, Xã đội, Văn phòng tư vấn phòng tránh TNBM ( Tổ chức CRS)

V. Dặn dò: ( 4 phút) - Học bài.

- Ôn lại tất cả các bài đã học để tiết sau ôn tập học kỳ I Phần bổ sung:

...

...

***********************************

TIẾT 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I

Ngày soạn: 2/12/09 Ngày giảng: 7/12/ 09

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.

2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.

B. Phương pháp:

- Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 6.

2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định: ( 2 phút).

II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

Hãy nêu cách phòng tránh tai nạn bom mìn?

III. Bài mới.(33’)

1. Đặt vấn đề (1 phút): Gv nêu lí do của tiết học 2 Triển khai bài: (32’)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

HĐ1: ( 22 phút) Ôn lại nội dung các bài đã học Gv: HD học sinh ôn lại nội dung của các

phẩm chất đạo đức của 11 bài đã học.

Ví dụ: Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể?...

Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực đạo đức đã học

HS: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực.

* GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:

TT Tên bài Khái niệm

Ý nghĩa

Cách rèn luyện

I. Nội dung các phẩm chất đạo đức đã học:

1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

2. Siêng năng, kiên trì.

3. Tiết kiệm.

4. Lễ độ.

5. Tôn trọng kĩ luật.

6. Biết ơn.

-7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

8. Sống chan hoà với mọi người.

9. Lịch sự, tế nhị.

-10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

-11. Mục đích học tập của học sinh.

HĐ2:(10 phút) Luyện tập, liên hệ nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo

đức của bản thân và mọi người xung quanh.

Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk, ( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu).

Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác.

II. Thực hành các nội dung đã học

IV. Cũng cố: ( 2 phút)

Gv cho HS hệ thống kiến thức của các bài: 8, 9, 10, 11 V. Dặn dò: ( 3 phút)

- Học kĩ bài.

- Tiết sau kiểm tra học kì I.

Phần bổ sung:

...

********************************

Một phần của tài liệu giao an GDCD 6 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w