0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Xác định cấu trúc mạng

Một phần của tài liệu NGUYÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ DỰ ĐOÁN XU THẾ GIÁ CHỨNG KHOÁN DỰA TRÊN NỀN TẢNG MÃ NGUỒN MỞ (Trang 38 -41 )

Số lượng tầng ẩn

Những tầng ẩn cung cấp cho mạng năng lực để tổng quát hóa.

Trên lí thuyết, chỉ cần 1 lớp cũng đủ tương đương với bất kì hàm liên tục nào. Cả lý thuyết và kinh nghiệm làm việc đều chỉ ra rằng việc thiết kế mạng nơ ron quá 4 tầng (tầng đầu vào, tầng đầu ra và 2 tầng ẩn) sẽ không giúp cải thiện kết quả phân lớp.

Hơn thế, việc tăng số lượng tầng ẩn làm tăng khả năng overfitting và tăng thời gian tính toán [9].

Số lượng nơ ron tầng vào và tầng ẩn

Không có công thức chung nào giúp chỉ ra số nơ ron tầng ẩn thích hợp cho mọi bài toán. Sự lựa chọn số nơ ron ẩn thích hợp phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm. Tuy nhiên cũng có một số gợi ý mà các nhà nghiên cứu đưa ra giúp chúng ta có những bước chọn thuận lợi.

Một mô hình mạng nơ ron ba lớp với n nơ ron ở tầng vào và m nơ ron ở tầng ra thì . Baily và Thompson thì đề nghị rằng số nơ ron của tầng ẩn bằng khoảng 75% số nơ ron của tầng vào. Theo Katz [7] thì cho rằng số nơ ron ẩn tối ưu gấp 1.5 đến 3 lần số nơ ron tầng vào.

Các gợi ý trên cho thấy việc lựa chọn số nơ ron của tầng ẩn phụ thuộc hoàn toàn vào số nơ ron của tầng vào, điều này khiến mô hình mạng dễ rơi vào trạng thái overfitting. Giải pháp được đưa ra là tăng kích thước tập huấn luyện, nếu điều này không thể thực hiện thì có thể nâng giới hạn số nơ ron tầng vào. Như thế số lượng trọng số liên kết ít nhất bằng một nửa số lần huấn luyện.

Tuy nhiên, lựa chọn được số lượng nơ ron ẩn tốt nhất vẫn là ở thực nghiệm.

Số nơ ron tầng ra

Trong các bài toán dự báo tài chính, số nơ ron tầng ra luôn luôn là 1. Việc sử dụng nhiều giá trị đầu ra sẽ tạo ra kết quả thấp hơn so với một mạng nơ ron với một đầu ra [6]. Lý do là một mạng nơ ron được huấn luyện bằng cách chọn trọng số với bất kì số lượng nơ ron đầu ra nào đều đã được tối ưu. Có thêm nhiều đầu ra làm tăng không gian lưu trữ cũng như khả năng tính toán.

Hàm truyền

Hầu hết các mô hình mạng nơ ron đều sử dụng hàm truyền sigmoid, hàm này vẫn tỏ ra khá hiệu quả và đơn giản, phù hợp với mô hình dự đoán của chúng ta.

Sau đây là một số kết quả về độ hội tụ của mạng nơ ron với một số bộ giá trị tham số cho trước. Trong mỗi hình này, đường mầu xanh serie 1 là các giá trị thực tế của đối số nơ ron ở tầng ẩn có thể bằng: √ ×

tượng cần huấn luyện trong mạng nơ ron, đường mầu hồng serie 2 là các giá trị dự đoán khi sử dụng mô hình mạng [9].

Hình 4.3 – Độ hội tụ: 3 tầng, 20 nơ ron ẩn, 50 bước

Hình 4.4 – Độ hội tụ: 3 tầng, 20 nơ ron ẩn, 100 bước

Hình 4.6 – Độ hội tụ: 3 tầng, 50 nơ ron ẩn, 5 bước

Hình 4.7 – Độ hội tụ: 3 tầng, 50 nơ ron ẩn, 50 bước

Hình 4.3, 4.4, 4.5 chỉ ra sự hội tụ khi sử dụng mô hình mạng nơ ron 3 tầng với 20 nơ ron ẩn và số bước thực hiện lần lượt là 50, 100, 300. Ta nhận thấy mạng cho kết quả hội tụ cao khi số bước thực hiện lớn đối với các mô hình có cùng số tầng ẩn và số nơ ron ẩn. Khi tăng số nơ ron ẩn, mạng hội tụ nhanh hơn, số bước thực hiện ít hơn. Điều này thấy rõ trong hình 4.6 và 4.7. Với 50 nơ ron ẩn, mạng chỉ cần 50 bước thực hiện để đạt được độ hội tụ tương đương với mô hình mạng sử dụng 20 nơ ron ẩn và 300 bước thực hiện.

Một phần của tài liệu NGUYÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ DỰ ĐOÁN XU THẾ GIÁ CHỨNG KHOÁN DỰA TRÊN NỀN TẢNG MÃ NGUỒN MỞ (Trang 38 -41 )

×