Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Biên Sơn

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và thành lập bản đồ số bằng máy toàn đạc điện tử tờ số 11 tỷ lệ 1 2000 xã biên sơn huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 41 - 47)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Biên Sơn

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Biên Sơn là xã trung du miền núi nằm ở phía bắc của huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang. Xã có 19 thôn, dân số 8160 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 2063,23 ha.

- Về địa giới:

+ Phía đông giáp Trường bắn TB1 + Phía bắc giáp xã Hộ Đáp

+ Phía nam giáp xã Hồng Giang và trường bắn TB1 + Phía tây giáp xã Thanh Hải

- Xã Biên Sơn có 02 đường giao thông chính chạy qua là: Tỉnh lộ 290 chạy theo chiều Bắc - Nam có chiều dài khoảng 6 km. Và đường huyện lộ 83 chạy theo chiều Đông – Tây có chiều dài khoảng 2,5km.

- Về địa hình: xã Biên Sơn có địa hình bán sơn địa, cao ở phía Đông Bắc, thấp dần về phía Tây Nam tạo nên độ cao thấp của địa hình mang đặc thù xã miền núi bắc bộ.

+ Phía Bắc không được bằng phẳng, đồi núi nhiều, hệ thống ruộng đa số là ruộng bậc thang , có chênh lệch về độ cao giữa các ruộng khá lớn, không có hệ thống thuỷ lợi canh tác phụ thuộc vào nước trời .

+ Phía Nam và phía Tây địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, hệ thống ao hồ, kênh mương tại đây tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 39oC (tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp nhất khoảng 7 - 9oC (tháng 02 - 03). Lượng mưa trung bình hàng năm 1600 - 1800

mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã Biên Sơn tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

4.1.1.2. Địa hình

Xã Biên Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng xen vào những cánh đồng và khu dân cư là những đồi bát úp rải rác trong toàn xã, có độ cao trung bình 20m so với mặt nước biển. Địa hình của xã nghiêng dần từ Bắc đến Nam. Tuy địa hình tương đối bằng phẳng nhưng điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại khó khăn, thêm vào đó lại thường xuyên bị úng ngập do nước sông Cầu dâng cao điều này ảnh hưởng lớn tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế.

4.1.1.3. Khí hậu

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, xã Biên Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20oC, nhiệt độ tối đa 37oC. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 8000oC. Tổng giờ nắng trong năm đạt 1628 giờ. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.

4.1.1.4. Thủy văn

Nguồn nước mặt gồm có hệ thống kênh hồ bấu , mương đồng phấn , và hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ, đập nằm rải rác trong xã, tạo điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất của nhân dân.

Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy: đối với giếng đào có độ sâu từ 4 - 15 m, đối với giếng khoan gia đình loại nhỏ có độ sâu 15 - 50 m. Khối lượng và chất lượng nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sinh hoạt của các hộ gia đình trong năm. Riêng vào mùa khô Có hộ không có nước dùng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phát huy những tiềm năng và thế mạnh, khắc phục hạn chế, huy động một cách có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế nên trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, kinh tế xã Biên Sơn đang trên đà tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực, nhờ đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Cơ cấu kinh tế phát triển năm 2015: nông nghiệp (60,7%), dịch vụ thương mại (20%), Tiểu thủ công nghiệp (19,3%). Cơ cấu kinh tế của xã đang giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ.

4.1.2.2. Kinh tế nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 1893,16 ha, chiếm 91,76%

diện tích tự nhiên, tăng 73,81 ha so với năm 2010 (1.819,35ha). Ngành nông nghiệp giữ vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế của xã. Đồng thời, nông nghiệp của xã có vai trò quan trọng trong việc cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan. Vì thế, trong những năm qua, ngành trồng trọt có sự chuyển dịch mạnh từ đấ rừng, đất trồng cây hàng năm sang cây lâu năm, đặc biệt là cây vải thiều, nhãn và cây ăn quả có múi

Ngành trồng trọt: trên địa bàn xã trong thời gian qua khá phát triển, đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu nhập của người dân trên địa bàn xã nói riêng, trong đó:

Đất trồng cây hàng năm có 280,6 ha chủ yếu trồng lúa và cây hoa mầu...

tuy nhiên do bị dịch bệnh thường xuyên nên năng suất giảm, hiệu quả kinh tế không cao, một số chuyển sang cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đất trồng cây lâu năm có 410,03 ha chủ yếu là cây vải thiều, nhã (diện tích trồng mới 21,5ha, diện tích cho sản phẩm 370 ha).

Ngành chăn nuôi: Được quản lý chặt chẽ, công tác đăng ký chăn nuôi, tiêm phòng gia súc, gia cầm và vệ sinh tiêu độc chuồng trại được thực hiện tốt.

Ngành chăn nuôi trên địa bàn xã có quy mô khá đa dạng theo hộ gia đình. Năm 2015 trên địa bàn xã có 1575 con trâu, bò, ngựa. 5700 con lợn. Dê 2500 con, và hơn 70.000 con gia cầm. Nhìn chung, trong những năm gần đây do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, đồng thời giá cả biến động khá lớn làm cho ngành chăn nuôi của xã phát triển không như mong muốn

4.1.2.3. Kinh tế dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp

Dịch vụ thương mại đang trên đà phát triển, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Trên địa bàn hiện có khoảng 205 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá tập trung dọc Tỉnh lộ 290, Đường Liên xã đi Thanh hải và các đường liên thôn, đã đáp ứng nhu cầu cơ bản cho sinh hoạt tiêu dùng của người dân trong xã.

Tiểu thủ công nghiệp đã từng bước phát triển, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã.

4.1.3. Dân số - Lao động

Dân số:

Dân số toàn xã đến 31/12/2015 là 8160 nhân khẩu, là xã có dân số trung bình, với 1873 hộ gia đình, trong đó: nữ chiếm 49,2% dân số toàn xã. Mật độ dân số 395,5 người/km2.

Các khu dân cư tập trung chủ yếu dọc các tuyến đường chính trong xã.

Một phần nhỏ diện tích đất ở nằm xen lẫn trong đất sản xuất nông nghiệp.

Lao động:

Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào, tổng số người trong độ tuổi lao động là 5050 người, chiếm 61,9% dân số. Nhưng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ trên 60% (so với chương trình trình xây dựng nông thôn mới tỷ lệ lao động khu vực nông lâm nghiệp phải thấp hơn 45%), đây là vấn đề khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4.1.4. Công tác quản lý đất đai 4.1.4.1.Hiện trạng sử dụng đất

* Theo số liệu kiểm kê đất đai của địa phương: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.063,23ha bao gồm:

a. Diện tích đất nông nghiệp: 1569,71 ha chiếm 76,08 % tổng diện tích đất hành chính. Trong đó:

a.1. Diện tích sản xuất nông nghiệp: 914,7 ha chiếm 44,33% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất trồng cây hàng năm: 103,24 ha chiếm 5,00 % tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm 811,46 ha chiếm 39,33 % tổng diện tích đất hành chính.

a.2. Diện tích đất lâm nghiệp: 654,46 ha chiếm 31,72 % tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất rừng sản xuất là: 654,46 ha chiếm 31,72 % tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất phòng hộ là: 0 ha chiếm 0,00 % tổng diện tích đất hành chính.

a.3. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản: 0,55 ha chiếm 0,03% tổng diện tích đất hành chính.

a.4. Diện tích đất nông nghiệp khác là 0 ha chiếm 0,00 % tổng diện tích đất hành chính.

b. Diện tích đất phi nông nghiệp: 413,5 ha chiếm 20,04 % tổng diện tích đất hành chính. Trong đó:

- Diện tích đất khu dân cư nông thôn: 320,68 ha chiếm 15,54 % tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất chuyên dùng: 56,43 ha chiếm 2,74 % tổng diện tích đất hành chính. Trong đó:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0,55 ha chiếm 0,03 % tổng diện tích đất hành chính.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 3,1 ha chiếm 0,15 % tổng diện tích hành chính.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 23,91chiếm 1,16% tổng diện tích hành chính.

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 16,7 ha chiếm 0,81% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất tín ngưỡng: 0,29 ha chiếm 0,01% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 3,22 ha chiếm 0,16% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 0,85 ha chiếm 0,04% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng: 32,02 ha chiếm 1,55% tổng diện tích đất hành chính.

c. Diện tích đất chưa sử dụng: 10,42 ha chiếm 0,50% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất núi đá chưa có rừng cây: 0 ha chiếm 0,00% tổng diện tích đất hành chính.

4.1.4.2.Tình hình quản lý đất đai

Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã giai đoạn 2017-2020.

Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy

chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý.

Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật.

Những tài liệu phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa chính:

Bảng 4.4: Bản đồ hiện có của xã Biên Sơn

Tên bản đồ Tỷ lệ Số tờ

Bản đồ địa chính

1:1000 46

1:2000 24

1:5000 3

(Nguồn: UBND xã Biên Sơn)

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và thành lập bản đồ số bằng máy toàn đạc điện tử tờ số 11 tỷ lệ 1 2000 xã biên sơn huyện lục ngạn tỉnh bắc giang (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)