Trình bày phương pháp trưng cầ uý kiến (Ankét)

Một phần của tài liệu giáo trình xã hội học đại cương (Trang 43 - 44)

- Thang đo theo hệ thống số:

26. Trình bày phương pháp trưng cầ uý kiến (Ankét)

26.1. Đặc điểm của phương pháp

- Đây là phương pháp mà người được hỏi, trả lời với hình thức tự viết vào bảng hỏi đã đưa cho anh ta dưới dạng Ankét (bảng hỏi).

- Nguồn thông tin là ý thức của người hỏi.

- Sự tác động qua lại giữa người hỏi và trả lời theo cách trực tiếp, như dạng phỏng vấn trực tiếp. Bảng hỏi đóng vai trò là người đi phỏng vấn. Chính vì vậy nội dung của bảng hỏi, lời chỉ dẫn, lời giải thích là phương tiện duy nhất để hướng dẫn hành động người trả lời, tạo nên sự quan tâm, hứng thú của anh ta. Vì vậy, xây dựng bảng hỏi phải đặc biệt chú ý hơn như câu hỏi tâm lý, chức năng , hình thức bảng hỏi…

Trưng cầu ý kiến thường sử dụng trong nghiên cứu với các chương trình nghiên cứu chi tiết và chú trọng nghiên cứu định lượng.

26.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp Ankét

* Ưu điểm: Đây là phương pháp rất thực nghiệm đảm bảo trong một thời gian ngắn chúng ta thu được nhiều thông tin. Phương pháp này đảm bảo tính khuyết danh cao và thông tin khách quan.

* Nhược điểm: Việc thu hồi bảng hỏi thường không đầy đủ và các câu trả lời trong bảng hỏi thường không thu được hết, do đó ảnh hưởng tính đại diện của thông tin và số câu hỏi trong bảng hỏi thường không được nhiều.

26.3. Phân loại

* Trưng cầu nhóm: Điều tra viên tập trung một nhóm từ 10 đến 40 người vào một địa điểm thuận tiện nào đó cho việc trưng cầu.

- Ưu điểm: Điều tra viên có điều kiện để giải thích hành loạt các vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, sau đó có điều kiện để giúp đỡ một vài trường hợp có trình độ thấp và yêu cầu mọi người trả lời hết câu hỏi. Phương pháp này rất tiết kiệm kinh phí, thường sử dụng tốt trong nghiên cứu có “tổ chức” tập trung.

- Nhược điểm: Bảng hỏi không được quá nhiều câu hỏi.

* Trưng cầu qua bưu điện báo chí: Qua bưu điện, ta gửi bảng hỏi tới người trả lời. Trong phương pháp này cần lưu ý đến biện pháp thu nhập (có phong bì, tem thư, địa chỉ thu thập…).

Phương pháp này không tốn kém nhiều về nhân lực và kinh phí, nhưng thường số bảng hỏi không được trả lại (thu hồi) rất lớn, khoảng 50 - 60% “thất lạc”. Tính đại diện không cao (vì biết địa chỉ).

* Trưng cầu tại nơi làm việc, tại nhà: Điều tra viên phân phát bảng hỏi tại công sở hoặc nhà riêng, sau đó đi thu thập hoặc qua con đường bưu điện.

- Ưu điểm: Điều tra viên có điều kiện giải thích cho người được hỏi những vấn đề mà họ chưa rõ và yêu cầu họ trả lời câu hỏi.

- Nhược điểm: Việc thu hồi bảng hỏi khó khăn… Thông tin thu được ở một số câu hỏi thường là ý kiến của một nhóm người.

Một phần của tài liệu giáo trình xã hội học đại cương (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w