PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2. Ứng dụng phần mềm Famis và Microstation thành lập bản đồ địa chính
Quá trình được tiến hành như sau.
Trút số liệu :
Sau đây là các bước trút số liệu từ máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236
. Đầu tiên muốn trút số liệu ta dùng phần mềm T-COM.EXE -> GTS OPT -> ta để mặc định và ấn Ok -> Conversion -> to SSS (GTS – 700/710/800) -> Ok -> Save. Cụ thể như hình dưới đây:.
Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo trạm phụ ta phải ghi vào sổ đo.
- Xử lý số liệu
Cấu trúc file dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử
Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS 236. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu.
Cấu trúc của file có dạng như sau:
Hình 4.2: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử
Sau khi số liệu được trút từ máy toàn đạc điện tử sang máy vi tính file số liệu có tên (1-8.goc) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 1-8 ( có nghĩa là số liệu đo vào ngày 1 tháng 8)
Sau khi có file như hình trên ta phải sử dụng phần mềm để chuyển đổi định dạng file sang “.top” thay vì “.goc”.
Hình 4.3: Phần mềm đổi định dạng file số liệu Sau khi đổi định dạng về “.top” ta có file số liệu như sau:
Hình 4.4: File số liệu sau khi đổi
Sau khi đã có file “.top” thì ta phải tiếp tục đổi đuôi định dạng về “.txt”
qua phần mềm.
Hình 4.5: Phần mềm đổi định dạng file số liệu Sau khi đổi định dạng về “.txt” sẽ có dạng
Hình 4.6: File số liệu sau khi đổi
Sau khi có file như trên ta đổi đuôi định dạng sang “.txt” để tiến hành phun điểm đo chi tiết lên bản vẽ bằng phần mềm Famis.
4.3.2.1. Nhập số liệu đo
Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi “.txt” ta tiến hành chuyển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt.
- Làm việc với Cơ sở dữ liệu trị đo Nhập số liệuImport Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ :
Hình 4.7: Nhập số liệu bằng Famis
Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi “.txt” ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000.Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau:
Hình 4.8: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ
4.3.2.2. Hiển thị sửa chữa số liệu đo - Hiển thị trị đo
Từ menu Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị Tạo mô tả trị đo chọn các thông số hiển thị
DX = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0 ) DY = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0 )
Chọn kích thước chữ = 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thuận tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm
Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận.
Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau:
Hình 4.9: Một số điểm đo chi tiết Vậy ta được một bản vẽ có hiển thị các điểm đo chi tiết 4.3.2.3. Thành lập bản vẽ
Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết.
Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm sơ đồ của tờ bản đồ khu vực xã Tức Tranh, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo.
Hình 4.10: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa 4.3.2.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ
Từ Menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ / quản lý bản đồ / kết nối với cơ sở dữ liệu.
Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa ( Topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo.
Hình 4.11: Bản đồ sau khi tạo Topology
4.3.2.5. Sửa lỗi
Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau.
Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, Topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa.
* Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo.
Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót.
Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor.
Từ Menu chính của phần mềm trước tiên vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tự động tìm sửa lỗi ( CLEAN ).
Hình 4.12: Tự động tìm, sửa lỗi Clean
Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây :
Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa.
Từ Menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Sửa lỗi.
Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng, . . . Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi.
Hình 4.13: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất
Hình 4.14: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 4.3.2.6. Chia mảnh bản đồ
Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ
Ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh sau đó bản đồ sẽ được chia mảnh.
4.3.2.7. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ được tiến hành như sau
* Tạo vùng
Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Tạo Topology → Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất.
Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ → quản lý bản đồ → kết nối với cơ sở dữ liệu.
Hình 4.15: Thao tác tạo tâm thửa
Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa
* Đánh số thửa
Từ Menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → bản đồ địa chính → đánh số thửa tự động hộp thoại đánh số thửa tự dộng sẽ hiện ra :
Hình 4.16: Đánh số thửa tự động
Tại mục bắt đầu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh Đánh tất cả, Chon kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
* Gán dữ liệu từ nhãn
Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chinh, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính.
Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa.
Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiến hành gán nhãn bằng lớp đó.
Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Gán thông tin địa chính ban đầu → Gán dữ liệu từ nhãn.
Hình 4.17: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn
Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn ( họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất ) bằng lớp 53 do vậy ta gan thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất ), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52,.... gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ.
Vẽ, sửa bảng nhãn thửa
* Vẽ nhãn thửa
Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu.
Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong Famis, khởi động Famis bằng cách Utilities → MDL Appliations → Browse → Tìm đến đường dẫn chứa Famis.ma
Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Xử lý bản đồ → Vẽ nhãn thửa
Hình 4.18: Vẽ nhãn thửa
Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh.
* Sửa bảng nhãn thửa
Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thông tin vào bản nhãn.
Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa
Hình 4.19: Sửa bảng nhãn thửa
Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ.
* Tạo khung bản đồ địa chính
Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT ban hành.
Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo khung bản đồ.
Hình 4.20: Tạo khung bản đồ
Hình 4.21: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
Khi ta ấn vào nút ‘ Chọn bản đồ ‘ và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết.
4.3.2.8. Kiểm tra kết quả đo
Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật.
4.3.2.9. In bản đồ
Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này.
Hoàn thành tờ bản đồ 36, thành quả của nó là sự kết hợp những kiến thức chuyên môn đã tiếp thu, và sự đo vẽ kết hợp với số hóa bản đồ.
Qua quá trình nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thực nghiệm hoàn thành đề tài tốt nghiệp, em rút ra một số kết luận sau:
Việc thành lập bản đồ là một trong những phương pháp chính xác nhất.
Bởi vì bản đồ địa chính thể hiện khá đầy đủ thông tin sử dụng của thửa tại một thời điểm nhất định và cũng rất ít biến động, thay đổi tạo cơ sở cho sợ quản lý đất đai của tờ bản đồ số 36 nói riêng và toàn xã Tức Tranh nói chung . Giúp đỡ cho người dân có nhu cầu muốn biết hình thửa của mình trên bản đồ hoặc muốn biết diện tích phần đất mình có theo pháp lý.
PHẦN 5