Khả năng thích nghi của người dân với điều kiện sống mới

Một phần của tài liệu Thực trạng đời sống, lao động và việc làm của người dân vạn đò sau khi định cư lên bờ ở phường kim long, thành phố huế (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN VẠN ĐÒ, PHƯỜNG KIM LONG, THÀNH PHỐ HUẾ

2.8. Khả năng thích nghi của người dân với điều kiện sống mới

Để tìm hiểu khả năng thích nghi với điều kiện sống mới của người dân định cư, trong nghiên cứu này tôi tìm hiểu quan điểm của người dân về một số khía cạnh chính của sự thích nghi đó là: Khả năng tổn thương theo mùa, khả năng đối phó với xốc.

2.8.1. Khả năng tổn thương theo mùa

Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy, sự đa dạng ngành nghề lao động ở xóm định cư rất thấp do cơ hôi tìm kiếm việc làm quá hạn chế, hầu hết công việc tìm được đều là lao động phổ thông, trong đó có hai loại nghề chính là: khai thác cát sạn và làm thuê. Những hoạt động này đều có tính mùa vụ cao nên thu nhập rất không ổn định. Cụ thể, mùa vụ hoạt động của chúng như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 18. Mùa vụ hoạt động của các công việc

Các nghề

Thời điểm hoạt động (các tháng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1. Buôn bán nhỏ            

2. Tiểu thủ công nghiệp            

3. Khai thác cát sạn         

4. Đánh bắt thủy sản    

5. Đổ bê tông       

6. Làm thuê (bốc vác, phụ thợ nề,..)     

7. Thêu, uốn tóc,..            

8. Các ngành nghề khác            

[Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2013]

Công việc khai thác cát sạn thường kéo dài từ tháng 2-10 hàng năm, riêng với đổ bê tông chỉ hoạt động vào mùa khô 7 -8 tháng. Đây là thời điểm nhiều ngôi nhà được xây dựng và nhu cầu sử dụng cát sạn là rất nhiều. Nếu có hoạt động theo nhóm thì đây là khoảng thời gian người dân luôn có việc làm, thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên, vào mùa mưa số người thất nghiệp tăng cao do các đôi nhóm đổ bê tông đều không có việc làm, các đò khai thác cũng ngừng hoạt động. Lúc này, người dân buộc phải tìm kiếm một công việc mới để tạo ra nhu nhập và đảm bảo mức sống vào mùa mưa, đa số người dân đều làm công việc chạy bốc hàng. Đây là công việc tạo ra thu nhập phụ không mang tính chất thường xuyên, thời gian hoạt động rất ít nên người dân chọn nó làm hoạt động thay thế khi cần. Các công việc thuộc nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp và buôn bán hàng tháng có mức thu nhập thấp hơn nhưng mức độ ổn định khá cao.

Tuy nhiên nếu muốn làm các công việc này, người dân phải có kỹ năng, thói quen buôn bán thành thạo hoặc là được đào tạo có tay nghề sửa chữa,…Vì thế công việc không có đông người tham gia.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Mức sống và thu nhập có mối quan hệ qua lại với nhau. Nếu thu nhập cao mức sống sẽ cao và ngược lại, mức sống thấp sẽ làm năng suất lao động thấp kéo theo thu nhập giảm xuống. Vậy mức sống hiện tại của các hộ dân ở nơi định cư như thế nào? Và có ảnh hưởng ra sao đến khoản thu nhập từng mùa của hộ? Qua nghiên cứu cho biết việc chi tiêu ăn uống hằng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu nhập của các hộ dân định cư. 100% ý kiến của người dân đồng ý rằng khoản chi cho ăn uống chiếm hơn ẵ thu nhập kiếm được. Và mức chi tiờu của hộ dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí hầu như không. Số tiền còn lại chỉ đủ dùng chi trả cho các hoạt động đi lại, cúng giỗ, y tế, giáo dục,… Tuy nhiên do thu nhập biến động theo mùa trong khi các khoản chi tiêu vẫn luôn cố định, thường có xu hướng gia tăng. Nên những tháng không đi làm được, hộ buộc phải hạ thấp mức sống, khả năng chi tiêu của gia đình giảm xuống để đảm bảo cuộc sống khiến đời sống rất khó khăn.

2.9.2. Khả năng đối phó với xốc

Sốc là một thành tố chủ yếu tạo nên bối cảnh tổn thương. Có thể nói đó là những sự kiện bất chợt có tác động tiêu cực lớn đến các loại hình sinh kế của cộng đồng.

Cuộc sống ở nơi định cư của các hộ dân vạn đò cũng phải đối mặt thường xuyên với các loại sốc đó. Vậy mức độ xảy ra của từng loại xốc khi định cư như thế nào? Ảnh hưởng của nó và cách thức đối phó của mỗi hộ là gì? Kết quả nghiên cứu về vấn đề này được trình bày ở bảng sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 19. Tình hình xảy ra sốc ở định cư

Các loại sốc Mức độ

xảy ra Ảnh hưởng đến hộ Số hộ trả lời

Tỷ lệ (%)

Bão 4-5 lần/năm Không ảnh hưởng gì 39 65

Thu nhập của hộ giảm sút 21 35

Lũ lụt 8-9 lần/năm Thu nhập của hộ giảm sút 60 100

Mất việc làm 1 lần/năm Không có thu nhập 3 5

Ốm đau, tai nạn 1-2 lần/năm Tốn kém tiền bạc, cuộc sống khó khăn hơn

16 26,68

Mùa vụ làm việc thay đổi liên tục

2 lần/năm Cuộc sống vất vã, đầy bất ổn 41 68,33

Tranh chấp trong sản xuất Thỉnh thoảng Rút thêm kinh nghiệm 9 15

Tổng 60

[Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2013]

Qua bảng ta thấy được rằng: 65% hộ dân tin tưởng vào sự an toàn của cuộc sống định cư và cho rằng những đợt bảo không còn ảnh hưởng gì đến cuộc sống sinh hoạt của họ. Nhờ có những ngôi nhà kiên cố, vững chắc mà giờ đây người dân có thể yên tâm hơn vào mùa mưa bão. Tuy nhiên vẫn có đến 35% người dân có ý kiến ngược lại.

Theo họ cuộc sống ở nơi định cư vẫn chứa đựng nhiều nguy hiểm vào mùa mưa bão, tuy là đã có nhà nhưng mái nhà (tôn) vẫn rất dễ bị dở vang, lật khi có gió lớn. Đây thường là nhóm hộ nghèo hoặc cận nghèo nên điều kiện nhà ở còn chưa kiên cố. Khi được hỏi về cách thức đối phó, hộ cho biết: Trước mùa mưa bão năm nào cũng phải lấy đá, bao cát chằn thêm trên mái nhà để giữ nó. Cơn bão qua rồi, hư phần nào phải sữa phần đó, không thể để vậy mà sống được.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bất ngờ có tới 100% ý kiến của người dân đưa ra: Nếu có lũ lụt diễn ra và kéo dài, thu nhập của người dân sẽ giảm đi rất nhiều? Tại sao lại như vây? Trước đây mỗi lần có lũ lụt về nhưng không kéo theo mưa và gió lớn là người dân lại rất mừng. Bởi đây là thời điểm đánh bắt khá thuận lợi, cá tôm trôi về nhiều, lại có những loại thường ngày hiếm khi bắt được. Lý do là người dân không còn hoạt động đánh bắt nữa, lũ lụt chỉ khiến người dân phải nằm trong nhà hay bị cô lập so với những khu vực khác.

Không thể đi làm, thu nhập không có nên đời sống khó khăn hơn. Ngoài ra, mất việc làm cũng là một sốc rất lớn đối với hộ, sốc này cũng dẫn đến khó khăn về mặt tài chính. Tuy nhiên số trường hợp này xảy ra ít hơn chỉ 2 hộ chiếm 5% số hộ điều tra.

Những hộ sau này khi mất việc làm đều nhanh chóng đi tìm công việc mới, nhưng do cơ hội việc làm không nhiều nên việc tìm kiếm lại gặp trở ngại.

Ốm đau tai nạn là đều mà không ai muốn tới tuy nhiên nó vẫn xảy ra ở nhiều gia đình. 17,5% số hộ điều tra ở xóm vạn đò phải chịu loại sốc này từ 1-2 lần/năm. Khi ốm đau hay tai nạn, hộ vừa mất đi một người lao động kiếm tiền, lại phải tốn tiền thuốc thang chữa bệnh. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng “quyết không thể để bản thân bị, mà đã bị bệnh thì cũng đừng vội vào bệnh viện kẻo người nhà tốn nhiều tiền.”.

Rất đông ý kiến cho rằng, mùa vụ làm việc thay đổi liên tục khiến cho cuộc sống gặp nhiều vất vã và đầy bất ổn. Mặc dù người dân luôn có các hoạt động sinh kế thay thế gắn liền với từng mùa, nhưng họ vẫn luôn hy vọng sẽ tìm kiếm được một công việc cố định, không còn cảnh mùa này một việc, mùa kia lại một việc khác. Bởi chính sự bất ổn này đã ra cho người dân cãm giac về một tương lai xám xịt.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng đời sống, lao động và việc làm của người dân vạn đò sau khi định cư lên bờ ở phường kim long, thành phố huế (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)