Tổng quan và phân loại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 20 - 25)

Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có

các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.

- Làng nghề được công nhận (theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đạt 03 tiêu chí sau:

(1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

(2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

(3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định. Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Hà Giang là địa phương có nhiều nghề và nghề truyền thống. Trong những năm qua, nhằm khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và để phục vụ công tác du lịch của địa phương, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác công nhận và phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới tại các địa phương trong tỉnh.

Năm 2010, 04 làng nghề đầu tiên của tỉnh Hà Giang được công nhận tại Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh đó là: Làng nghề truyền thống nấu rượu thóc nàng Đôn; Làng nghề truyền thống dệt thổ

cẩm dân tộc Tày; Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn và làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lùng Tao.

Năm 2011, 08 làng nghề tiếp theo được công nhận tại Quyết định số 2283/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh Hà Giang. Và đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có tổng số 39 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận. Tổng số hộ tham gia các làng nghề là 2.110 hộ; các làng nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo công việc ổn định cho người lao động vùng nông thôn trong tỉnh. Các nghề thủ công khá phong phú ở nhiều lĩnh vực như: mây tre đan; chế biến chè, nấu rượu, bánh chưng, dệt thổ cẩm, may mặc, chổi chít, đan lát, chế tác khèn, rèn đúc nông cụ, lưỡi cày; sản xuất giấy... Các làng nghề nằm rải rác tại các huyện trong toàn tỉnh, trong đó các làng nghề truyền thống tập trung chủ yếu ở các huyện Hoàng Su Phì, huyện Quang Bình, huyện Bắc Quang sản xuất các sản phẩm truyền thống như nấu rượu, dệt thổ cẩm, sản xuất giấy. Đây là những làng nghề có lịch sử hình thành lâu đời, sản xuất những sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước.

2.3.2. Phân loại làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Việc phân loại làng nghề gặp nhiều khó khăn bởi tính đa dạng về quy mô, lĩnh vực và lịch sử hình thành; có thể phân loại làng nghề theo các tiêu chí sau:

a) Theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề:

- Làng nghề truyền thống;

- Làng nghề mới.

b) Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh:

- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm - Làng nghề dệt nhuộm, thuộc da

- Làng nghề vật liệu xây dựng;

- Làng nghề tái chế phế liệu

- Làng nghề chăn nuôi, giết mổ - Làng nghề thủ công mỹ nghệ - Làng nghề chế tác kim loại, cơ khí c) Theo quy mô làng nghề:

- Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề, ở đó các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê;

- Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính. Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc.

d) Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam:

- Các làng nghề truyền thống chuyên kinh doanh một chủng loại sản phẩm hàng hoá;

- Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;

- Các làng nghề vừa chuyên kinh doanh các sản phẩm truyền thống, vừa phát triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng. Loại làng nghề này phát triển mạnh trong những năm gần đây.

e) Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề:

- Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp;

- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;

- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.

Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng, tùy theo mục đích mà có thể phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường Cụm

công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhiệm vụ này tiến hành phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất kinh doanh vì mỗi loại ngành nghề sản xuất kinh doanh có đặc thù riêng về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất, nguồn và dạng chất thải phát sinh.

Bảng 2. 1. Phân loại làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang TT Loại hình làng nghề Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm 17 43,59

2 Làng nghề dệt nhuộm may mặc 12 30,77

3 Làng nghề thủ công mỹ nghệ 7 17,95

4 Làng nghề cơ kim khí 2 5,13

5 Làng nghề sản xuất giấy 1 2,56

Tổng 39 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, thu thập số liệu) Qua đó, thấy rằng làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Giang chiếm số lượng lớn nhất, 17 làng nghề chiếm 43,59%, trong đó tập trung vào chế biến chè và nấu rượu. Đứng thứ 2 về số lượng là các làng nghề dệt, nhuộm, may mặc trang phục dân tộc với 12 làng nghề, chiếm 30,77%. Thứ ba là nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ chủ yếu là làng nghề đan lát chiếm 17,95%.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)