Đo vẽ, xây dựng bản đồ địa chính tờ số 25

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 25 tỷ lệ 1 1000 xã nhã lộng huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 65)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

4.2.2. Đo vẽ, xây dựng bản đồ địa chính tờ số 25

1. Xác định ranh giới mốc giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới mốc giới thửa đất.

- Xác định và đánh dấu ranh giới các thửa đất tại thực địa. Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, giao cho các chủ sử dụng đất liên quan và người dẫn đạc ký xác nhận.

- Trường hợp các thửa đất có tranh chấp thì UBND xã có trách nhiệm giải quyết để đơn vị thi công có căn cứ thực hiện. Trường hợp trong thời gian đo đạc chưa giải quyết xong thì đo theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc lập bản mô tả ranh giới theo thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 2 bản một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND xã để giải quyết trên bản đồ ghi rõ diện tích đất đang có tranh chấp.

- Thu thập thông tin về mục đích đang sử dụng đất, người sử dụng đất;

nguồn gốc sử dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất; tình hình biến động ranh giới, diện tích thửa đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất.

2. Công tác đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ:

Bản đồ địa chính được thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, sử dụng máy toàn đạc điện tử (Đo theo phương pháp toàn đạc) và công nghệ GNSS (Phương pháp đo động thời gian thực RTK).

Đo đạc chi tiết ranh giới thửa đất theo ranh giới thửa đất đã được thống nhất tại thực địa và các nội dung khác. Chỉnh lý, cập nhật từ hồ sơ pháp lý, biên tập hoàn chỉnh bản đồ.

Trong quá trình đo đạc đơn vị đo đạc sẽ tiến hành đồng thời việc thu thập các thông tin về thửa đất như: tên chủ sử dụng, tên xứ đồng, địa danh, tên sông suối, loại đất và các thông tin địa chính khác của thửa đất.

*Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation, gCadas

- Sau khi có kết quả bình sai lưới thì thu được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết.

- Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.

- Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết.

- Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ.

Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy Topcon GTS-1002 để đo chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất.

+ Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống.

+ Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống.

+ Trong quá trình đo vẽ cần kết hợp lấy thông tin của thửa đất, tên địa danh, tên riêng của địa vật . . . và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa.

Sau khi đo vẽ chi tiết, trút và xử lý số liệu, file đo được lưu dưới dạng .txt để tiến hành đưa các điểm đo chi tiết lên bản vẽ bằng phần mềm gCadas.

Hình 4.3: Tọa độ đo chi tiết

*Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation thành lập bản đồ địa chính tờ số 25 xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm gCadas để thành lập bản đồ địa chính.

Quá trình được tiến hành như sau.

- Nhập số liệu đo:

Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi “.txt” tiến hành đưa các điểm đo lên bản vẽ. Khởi động gCadas, tạo file bản vẽ mới chọn (Select) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt

- Làm việc với Nhập số liệu Nhập số liệu từ tệp văn bản, Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ :

Hình 4.4: Nhập số liệu bằng gCadas

Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi “.txt” được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ VN2000.

Hình 4.5: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ

Hình 4.6: Các điểm đo chi tiết trên bản vẽ

Vậy được một bản vẽ có hiển thị các điểm đo chi tiết.

- Thành lập bản vẽ:

Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình gCadas để nối các điểm đo chi tiết.

Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm sơ đồ của tờ bản đồ khu vực xã Nhã Lộng thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ dưới đây.

Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo.

Hình 4.7: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa - Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ:

Từ thanh công cụ chọn hệ thống -> kết nối với cơ sở dữ liệu -> tạo file cơ sở dữ liệu thuộc tính định dang “.gtp”.

Hình 4.8: Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ - Thiết lập đơn vị hành chính của tờ bản đồ 25

Thanh công cụ chọn hệ thống thiết lập đơn vị hành chính.

Từ bảng chọn: Thái Nguyên Phú Bình Nhã Lộng thiết lập

Hình 4.9: Thiết lập đơn vị hành chính của tờ bản đồ 25 4.2.3- Tìm, sửa lỗi dữ liệu :

a. Tìm lỗi dữ liệu

Chọn Bản đồTopologyTìm lỗi dữ liệu

Hình 4.10. Tìm lỗi dữ liệu

b. Sửa lỗi dữ liệu

Chọn Bản đồtopologysửa lỗi tự động. Xuất hiên bảng Sửa lỗi tự động ta chọn các level tham gia tính diện tích, sang phần tùy chọn. Ta chọn các mục ta muốn sửa theo quy định.

Hình 4.11. Sửa lỗi tự động

4.2.4. Tạo vùng thửa đất

Tâm thửa được tạo có dạng:

Chọn Bản đồtopologytạo thửa đất từ ranh thửa. Xuất hiện bảng Tạo thửa đất ta chọn các level cần tạo thửa đất, tiếp theo chọn Loại đất theo hiện trạng bản đồ, màu tâm thửa rồi Chấp nhận.

Hình 4.12. Tạo thửa đất từ ranh thửa

Sau khi tạo thửa đất từ ranh thửa, ta thu được kết quả như sau:

Hình 4.13. Kết quả tạo thửa đất từ ranh thửa

4.2.5. Đánh số hiệu thửa đất tự động, gán thông tin địa chính a. Đánh số hiệu thửa tự động

Trên thanh công cụ của phần mềm gCadas chọn Bản đồBản đồ địa chínhĐánh số thửa. Xuất hiện bảng Đánh số thửa. Điền thông tin cần thiết và nhấn Chấp nhận.

Hình 4.14. Đánh số thửa Sau khi đánh số thửa, kết quả thu được như sau:

Hình 4.15. Kết quả đánh số thửa b. Gán thông tin địa chính thửa đất

Sau khi ta đánh số thửa cho bản đồ địa chính xong, ta tiến hành biên tập dữ liệu thuộc tính cho từng khoảnh đất, gồm có:

+ Tên chủ sử dụng đất + Mục đích sử dụng đất + Địa chỉ thửa đất (xứ đồng) + Địa chỉ người sử dụng đất

Hình 4.16. Kết quả biên tập dữ liệu thuộc tính

Khi đã biên tập dữ liệu thuộc tính cho các thửa đất xong ta thực hiện gán thông tin địa chính tự động:

Trên thanh công cụ của phần mềm gCadas chọn Hồ sơNhập thông tin từ nhãn. Xuất hiện bảng Gán thông tin từ nhãn, ở đây sẽ có 2 phần cho ta lựa chọn gán thông tin là Thửa đất và Chủ sử dụng.

Hình 4.17. Kết quả gán thông tin địa chính thửa đất

4.2.6. Vẽ khung bản đồ địa chính, vẽ nhãn địa chính a. Vẽ khung bản đồ địa chính

Trên thanh công cụ của phần mềm gCadas chọn Bản đồ địa chínhVẽ khung bản đồ. Xuất hiện bảng Tạo khung bản đồ.

+ Tọa độ góc khung khi ta bao fench bản đồ lại theo hình hộp thì ở 4 góc là 4 điểm giao 4 cực bản đồ, ở đây ta chọn Tây bắc và Đông nam của bản đồ làm điểm đọa độ tạo khung

+ Tùy chọn: Chọn các thông tin cần thiết cho khung bản đồ.

+ Khung: Chọn khung bản đồ địa chính theo thông tư quy định của Bộ TN&MT hoặc là nơi ta làm việc.

Chọn Tạo khung để vẽ khung bản đồ.

Hình 4.18. Vẽ khung bản đồ địa chính

Kết quả thu được sau khi tạo khung bản đồ địa chính như sau:

Hình 4.19. Kết quả tạo khung bản đồ địa chính b. Vẽ nhãn bản đồ địa chính tự động thông minh

Vào Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Vẽ nhãn địa chính tự động. Trong tab “Cấu hình vẽ nhiều tệp” thêm các tờ muốn vẽ, chọn lực nét mũi tên line, wieght, chiều cao theo tỷ lệ 1:1000 là 2. Nếu thửa nào không vẽ được thì hạ xuống bằng 1.5 do ta định nghĩa lại.

Nếu không vẽ được nhãn sẽ chỉ mũi tên và cho xuống bảng thửa nhỏ, giới hạn thửa nhỏ bao nhiêu mét vuông thì cho xuống thửa nhỏ. Ngoài ra ta có thể chọn vẽ bán tự động bằng cách vào Bản đồBản đồ địa chínhVẽ nhãn địa chính tự động.

Hình 4.20. Vẽ nhãn địa chính tự động

Biên tập, hoàn thiện bản đồ địa chính theo quy phạm

Sử dụng phần mềm Microstation và công cụ gCadas tiến hành biên tập nội dung bản đồ bao gồm:

- Khung và trình bày khung bản đồ địa chính

- Các yếu tố nội dung bản đồ được phân lớp theo đúng quy phạm - Nhãn thửa, số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất - Ghi chú và ký hiệu bản đồ địa chính

- Tính diện tích các thửa đất - Biên tập địa giới hành chính

Hình 4.21. Tờ bản đồ hoàn chỉnh

Hoàn thiện bản đồ, hồ sơ pháp lý - Hoàn thiện, in ấn bản đồ :

+ Biên tập các đối tượng chồng đè để tiến hành in ấn bản đồ địa chính + Bản đồ địa chính dạng giấy được in màu trên giấy in vẽ bản đồ khổ giấy A0, có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

- Trích xuất, hoàn thiện hồ sơ:

+ Tiến hành lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định

+ Tiến hành trích đo địa chính phụ vụ cấp giấy chứng nhận + Lập sổ mục kê đất đai

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác thành lập bản đồ địa chính tờ số 25 tỷ lệ 1 1000 xã nhã lộng huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)