PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Trạch là một xã nằm ở phía Bắc của Huyện Phú Lương cách trung tâm Huyện 24 km.
Phía Đông giáp với xã Yên Ninh, Huyện Phú Lương.
Phía Tây giáp với xã Phú Tiến, xã Phượng Tiến, xã Trung Hội của Huyện Định Hóa.
Phía Nam giáp với xã Yên Đổ, Huyện Phú Lương.
Phía Bắc giáp với xã Tân Dương, Huyện Định Hóa.
Đây là xã giáp với nhiều xã khác trong huyện và huyện Định Hoá, có đường trục chính chạy qua xã từ huyên Định Hóa thông tới xã Yên Ninh, nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
4.1.1.2. Địa hình
Yên Trạch là xã vùng sâu của huyện Phú Lương, độ cao trung bình so với mực nước biển là 300m. Địa hình chủ yếu là đồi núi phức tạp và chia làm 4 khu vực.
Khu vực phía Đông Bắc và khu trung tâm có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích canh tác lớn. Đây là 2 khu vực có mật độ dân số cao nhất xã.
Khu vực phía Đông chạy quanh xuống phía Nam, đến phía Tây của xã đất đai là đồi núi bao quanh các cánh đồng. Đây là những khu vực có địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt là đường giao thông, do vậy việc đi lại chủ yếu là đường đất nên việc phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Khu vực phía Tây chạy lên phía Bắc có địa hình là những dải đồi núi xen những cánh đồng nhỏ địa hình của khu vực này cao hơn các khu vực khác.
Đây cũng là nơi cơ sở hạ tầng thấp kém nên việc phát triển kinh kinh tế xã hội cũng còn gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu trên địa bàn xã mang đặc trưng tương đối giống với khí hậu toàn tỉnh, chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 - 2100 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với lượng mưa ít, trung bình hàng năm là 24 - 25 mm/tháng, thời tiết của xã rất thuận lợi cho việc gieo trồng các loại nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.
4.1.1.4. Tài nguyên đất 1.Đất đai
- Diện tích đất tự nhiên là: 3.005,57ha
- Đất sản xuất nông nghiệp: 860,51ha bao gồm:
Đất trồng cây hàng năm: 399,61 ha (Lúa 342,87 trong đó: 2L 238,36, 1L 104,52).
Đất trồng cây lâu năm: 460,90ha.
Đất nuôi trồng thủy sản: 138,58ha.
Đất lâm nghiệp: 1.722,79ha.
Đất phi nông nghiệp: 242,31ha.
Đất chưa sử dụng: 41,37 ha.
- Rừng : Diện tích: 1.722,79 ha.
- Toàn bộ diện tích đất rừng đều là rừng sản xuất đã giao cho hộ gia đình.
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Dân số
1. Tổng số hộ: 1687 hộ.
2. Tổng số nhân khẩu: 6116 người, trong đó nữ: 3068 người.
4.1.2.2. Lao động, việc làm và thu nhập
1. Số người trong độ tuổi lao động: 3789 người, trong đó nữ: 1815 người.
2. Trình độ văn hóa: Lao động phân theo trình độ học vấn phổ thông : Tiểu học 17%; THCS : 58%; THPT: 25 %.
3. Tỷ lệ lao động đó qua đào tạo so với tổng số lao động: 15,2 %.
4. Cơ cấu lao động:
- Nông, lâm, ngư nghiệp: 89,4 % - Công nghiệp, xây dựng: 5,2 % - Thương mại, dịch vụ: 5,4 %
5. Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương:
- Số lao động đi làm việc ngoài xã: 491 người (13%).
- Số lao động đang làm việc ở nước ngoài 64 người (0,16 %).
6. Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động, thuận lợi, khó khăn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xó hội của xó trong tương lai:
Dân số xã Yên Trạch chủ yếu làm nông nghiệp. Năm 2015, dân số làm nông nghiệp chiếm tới 94,56%. Qua 2 năm tỷ lệ này tuy có giảm nhưng còn rất chậm.
4.1.2.3. Đánh giá tiềm năng của xã (phát triển kinh tế, văn hoá, xó hội…).
- Có thế mạnh là đồi rừng có điều kiện phát triển kinh tế đồi rừng kết hợp chăn nuôi đại gia súc.
- Có lực lượng lao động trẻ trình độ văn hoá được phổ cập.
- Nhân dân sinh sống trên địa bàn cần cù lao động, có truyền thống văn hoá lâu đời, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Tình hình An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định, tệ nạn xã hội ít, không có hoạt đông tôn giáo trên địa bàn...
4.1.3. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính + Bản đồ địa chính xã Yên Trạch thành lập năm 2007, 2008.
+ Bản đồ giải thửa 299 gồm 37 tờ tỷ lệ 1/1000 dạng ảnh và giấy đo đạc năm 1984 do Xí nghiệp đo đạc bản đồ đo vẽ và chỉnh lý 26 tờ năm 1986, bản đồ được khai thác tại Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên;
+ Bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính 513 của xã Yên Trạch đã được UBND xã Yên Trạch và các xã liền kề hiệp thương thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện dự án 513 và đang được hoàn thiện.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập qua các kỳ kiểm kê đất đai.
+ Bản trích lục, trích đo địa chính quỹ đất của các tổ chức theo chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ.
+ Bản đồ trích đo các dự án quy hoạch khu dân cư.
+ Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai, giao đất, thu hồi đất, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai.