2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính
Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1: 500; 1:
200 ở các vùng đô thị.
Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước.
Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với
các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng , đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều.
Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp .
Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử.
2.3.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ
Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ
TT Tỷ lệ bản đồ [S] max (m) mβ () fS/[S]
KV1 KV2 KV KV2 KV1 KV2
1 Khu vực đô thị
1:500, 1:1000, 1:2000 600 300 15 15 1:4000 1:2500 2 Khu vực nông thôn
1:1000 900 500 15 15 1:4000 1:2000
1:2000 2000 1000 15 15 1:4000 1:2000
1:5000 4000 2000 15 15 1:4000 1:2000
1:10000 - 1:250000 8000 6000 15 15 1:4000 1:2000 (Nguồn:TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa
chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ).
Ghi chú: KV1 là đường chuyền kinh vĩ 1.
KV2 là đường chuyền kinh vĩ 2.
Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên.
Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m.
Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000.
Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m.
Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng:
fb =2mb√‾n
Trong đó : - mb là sai số trung phương đo góc.
- n là số góc đường chuyền.
Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai nữa lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc băng 20".
Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo).
Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√L mm (L là chiều dài tính theo km) .
2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ
Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo.
Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2.
Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên.
Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên.
Bảng 2.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của luới đuờng chuyền địa chính
STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật
1 Góc ngoạt đường chuyền ≥ 30°
2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15
3 Chiều dài đường chuyền:
- Nối 2 điểm cấp cao
- Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa 2 điểm nút - Chu vi vòng khép
≤ 8km
≤ 5 km
≤ 20km 4 Chiều dài cạnh đường chuyền:
- Cạnh dài nhất - Cạnh ngắn nhất
- Chiều dài trung bình mỗi cạnh
≤ 1400 m
≥ 200 m 500 m- 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây 6 Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền
hoặc vòng khép( n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép)
≤ 5 ngiây
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs [s] ≤ 1: 25.00 - Vài thông số kỹ thuật duợc quy định trong Thông tư 25/2014/TTBTNMT:
+ Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương do dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + Dmm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần do không vượt quá 10 mm.
+ Góc ngang trong đường chuyền đuợc đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm do có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng dẫn (không khép về hướng mở dầu).
Bảng 2.3: Số lần đo quy dịnh
STT Loại máy Số lần đo
1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥ 4 2 Máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 giây ≥ 6
Bảng 2.4: Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định
STT Các yếu tố đo góc Hạn sai
(giây)
1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8 3 Dao động 2C trong 1 lần đo (dối với
máy không có bộ phận tự cân bằng)
12
4 Sai số khép về hướng mở dầu 8
5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy
“0” (quy không)
8
Bảng 2.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của luới khống chế đo vẽ STT Tiêu chí đánh giá chất lượngluới
khống chế do vẽ
Chỉ tiêu kỹ thuật Luới KCđo
vẽ cấp 1
Luới KC đo vẽ cấp 2 1 Sai sốtrung phương vị trí điểm sau
bình sai so với điểm gốc
≤ 5 cm ≤ 7 cm
2 Sai sốtrung phương tương đối cạnh sau bình sai
≤ 1/ 25.000 ≤ 1/ 10.000
3 Sai sốkhép tương đối giới hạn ≤ 1/10.000 ≤ 1/5.000