KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN

Một phần của tài liệu Ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano cho giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại thái nguyên (Trang 38 - 50)

4.1 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch nano đến thời gian sinh trưởng và phát dục của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt trên cây chín. Quá trình này chia làm nhiều giai đoan khác nhau. Việc xách định các giai đoạn sinh trưởng, phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm tạo điều kiện cho đậu tương phát triển và nâng cao năng suất.

Cây đậu tương cũng như cây trồng khác quá trình sinh trưởng đều trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Mỗi giai đoạn sinh trưởng đều bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc. Kết quả theo dỗi ứng dụng xử lý hạt giống và phun dung dịch nano đến các giai đoạn sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 được thể hiện qua Bảng số liệu sau.

BẢNG 4.1 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến thời gian sinh trưởng và phát dục của giống

đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên Tên công

thức

Thời gian từ khi gieo đến…(ngày) Mọc Phân

cành Ra hoa Chắc xanh Chín

CT 1 5 27 35 60 89

CT 2 5 27 35 60 89

CT 3 5 27 35 60 89

CT 4 6 27 35 60 89

CT5(đ/c) 4 20 36 63 93

- Giai đoạn từ gieo đến mọc

Đây là thời kì hạt chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái sống để tạo thành cơ thể mới.

Giai đoạn này được tính từ khi hạt hút nước trương lên khi mầm mọc lên khỏi mặt đất xòe 2 lá tử diệp. Trong giai đoạn này cây đậu tương đã bắt đầu quang hợp được nhưng không đáng kể, sinh trưởng của cây chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt. Để hạt nảy mầm tốt, yêu cầu nhiệt độ đạt 25 – 300C, độ ẩm đạt từ 75 – 80%, chất lượng hạt giống tốt, thời điểm gieo hạt thích hợp, làm đất tơi xốp thoáng khí, độ sâu gieo vừa phải từ 2 – 4 cm quá trình nảy mầm diễn ra thuận lợi.

Thí nghiệm được tiến hành ngày 4/8/2017. Thời gian từ gieo đến mọc của các công thức dao động từ 4-6 ngày, trong đó công thức 4 có thời gian mọc chậm hơn 1 ngày.

- Giai đoạn từ gieo đến phân cành

Giai đoạn phân cành được tính từ khi cây có lá kép đến khi cây bắt đầu phân cành. Thời kì này còn gọi là thời kì sinh trưởng sinh dưỡng của cây đậu tương. Thời kì đầu của giai đoạn này cây con sinh trưởng rất chậm. Trong khi đó bộ rễ của nó lại phát triển nhanh cả về chiều sâu lẫn chiều ngang, các nốt sần trên rễ được hình thành và phát triển, mở đầu cho hoạt động cố định đạm khí trời để cung cấp cho cây. Giai đoạn này nếu nhiệt độ 22 – 270C, độ ẩm từ 70 – 80% , ánh sáng đầy đủ cây sinh trưởng , phát triển tốt. Có thể nói đây là thời kì mấu chốt quyết định tạo cây thân to, mập, đốt ngắn, rễ ăn sâu, mầm hoa nhiều. Vì vậy, trong kĩ thuật cần bón đủ và cân đối phân, xới xáo sớm để bộ rễ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho nốt sần hình thành.

Qua Bảng 4.1: Ta thấy từ khi gieo đến khi phân cành của các công thức đều như nhau đều 27 ngày sau gieo.phân cành chậm hơn công thức đối chứng 7 ngày.

- Giai đoạn từ khi gieo đến ra hoa tạo quả.

Đây là giai đoạn cây bước vào thời kì sinh trưởng sinh thực là giai đoạn quan trọng nhất trong chu kì sinh trưởng của cây quyết định đến năng suất đậu tương sau này. Thời kì nở hoa của đậu tương thường kéo dài hơn các cây trồng khác, trung bình từ 3 – 4 tuần. Thời gian nở kéo dài là đặc tính có lợi cho cây đậu tương vì khi nở hoa gặp điều kiện không thuận lợi làm rụng hoa thì những đợt hoa sau có thể bổ sung làm giảm khả năng mất mùa của đậu tương. Thời kì này rất mẫm cảm với điều kiện thời tiết, khí hậu bất thuận:

mưa to, gió lớn, khô, nóng. Mặc dù số lượng hoa của mỗi cây rất nhiều nhưng số hoa được thụ phấn và tạo quả rất ít. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là 25 – 280C, độ ẩm đất 70 – 80%, độ ẩm không khí 75 – 80%.

Qua Bảng số liệu 4.1 ta thấy thời gian ra hoa của đậu tương vào khoảng 35 ngày, các công thức cùng ra hoa đồng loạt.

Song song với quá trình ra hoa là quá trình hình thành quả và hạt. Quá trình tạo quả là quá trình tính từ lúc hoa nở thì sau 5 -7 ngày là quả bắt đầu được hình thành. Lúc đầu quả và hạt lớn chậm, tốc độ lớn của quả tăng nhanh từ khi tắt hoa. Tốc độ tích lũy chất khô của hạt tăng nhanh đều cho tới khi hạt chắc. Thời kì quả mẩy là thời kì quan trọng để tạo năng suất vì vậy cần phải cung cấp đủ ẩm cho đậu tương. Độ ẩm tốt nhất lúc này là 80 – 90%, nhiệt độ là 25 – 280C. Nếu nhiệt độ xuống dưới 260C hoặc quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình vận chuyển chất khô và hạt.

Qua Bảng số liệu 4.1 cho thấy từ khi gieo đến giai đoạn chắc xanh của các công thức đều tương đương nhau ở mức 63 ngày, các công thức cùng chắc xanh đồng loạt.

- Giai đoạn từ gieo đến chín

Giai đoạn này xảy ra ngắn hơn so với các giai đoạn khác và chịu sự tác động cua nhiều yếu tố môi trường. Ở giai đoạn chín quá trình sinh trưởng sinh dưỡng gần như ngừng hẳn các chất đồng hóa được vận chuyển tích cực vào hạt. Khi đã phát triển đạt kích thước tối đa, các khoang hạt đã chín, quả đã đủ

mẩy thì cây ngừng sinh trưởng. Hạt rắn dần và đạt độ chín sinh lí, vỏ hạt có mầu săc đặc trưng của giống, vỏ quả chuyển sang màu vàng, lá chuyển úa và rụng dần, lúc này trong hạt đang có sự chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ. Nhiệt độ yêu cầu ở thời kì này là 18 – 200C. Thời kì này cần lượng nước ít hơn hẳn thời kì trước, tùy từng điều kiện thời tiết khí hậu mà đậu tương có thể chín khô ngoài ruộng, lúc này lá rụng hết quả khô hoàn toàn chuyển sang màu chín đặc trưng, độ ẩm trong hạt còn 14 – 15%. Trong thực tế sản xuất đậu tương ta hiếm khi có thể để được độ ẩm hạt ở ngoài đồng ruộng độ ẩm đạt 14 – 15%.

Vì nếu để lâu quá hạt sẽ bị nứt, thu hoạch bị rơi vãi ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất hạt.

Qua Bảng 4.1 cho ta thấy: thời gian sinh trưởng của các công thức dao động từ 89 – 93 ngày, các công thức 1, công thức 2, công thức 3 và công thức 4 đều có thời gian sinh trưởng là 89 ngày. Công thức đối chứng có thời gian sinh trưởng dài hơn 4 ngày là 93 ngày.

4.2 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Hình thái của cây là 1 yếu tố quan trọng trong công tác chọn giống cũng như lai tạo vì nhìn đặc điểm hình thái bên ngoài ta có thể phân biệt được sự sai khác giữa các giống ở thời kì sinh trưởng và phát triển của cây. Từ đặc điểm hình thái còn cho ta thấy được đặc trưng bên trong của giống như khả năng cho năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm hình thái bên ngoài người ta thường thấy được khả năng cho năng suất của giống.

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi: Khả năng phân cành, đường kính thân và sự hình thành đốt của giống đậu tương ĐT51 được xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano. Kết quả theo dõi được thể hiện qua Bảng 4.2.

BẢNG 4.2 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51

vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên Tên công thức Số cành

cấp 1

Số đốt/thân

chính (đốt) Đường kính thân (mm)

Chiều cao cây(cm)

CT 1 3,80 13,46 0,51 71,16

CT 2 3,60 13,06 0,50 73,93

CT 3 3,70 13,00 0,52 69,13

CT 4 3,66 12,96 0,50 63,56

CT5(đ/c) 3,30 13,86 0,64 60,66

p <0,05 <0.05 >0,05 >0,05

CV(%) 4,0 2.5 19,5 11,3

LSD.05 0,27 0,62 - -

Số cành cấp 1: là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong công tác chọn giống, đồng thời là chỉ tiêu liên quan với năng suất. Những giống có số cành cấp 1 cao thì số quả trên cây nhiều và năng suất cao.

Kết quả Bảng 4.2 cho thấy số cành cấp 1 ở các công thức khác nhau dao động từ 3,30 – 3,80 cành. Trong đó các công thức thí nghiệm có số cành cấp 1 tương đương nhau và cao hơn hẳn công thức đối chứng. Độ tin cậy 95%.

Số đốt trên thân chính: đây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa với yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương. Số đốt trên thân càng nhiều thì khả năng mang quả càng lớn.

Qua Bảng số liệu 4.2 ta thấy số đốt hữu hiệu trên thân chính dao động từ 12.96 - 13.86 đốt/thân, ở các công thức đều có số đốt tương đương nhau và tương đương với công thức đối chứng.

Đường kính thân: Cùng với số cành cấp 1, số đốt trên thân chinh và đường kính thân liên quan đến tính chống đổ và sức sinh trưởng của cây đậu tương. Nếu chiều cao cây thấp kết hợp với đặc điểm đường kính thân lớn sẽ tăng tính trống đổ cho cây đậu tương.

Qua Bảng 4.2 ta thấy: đường kính thân dao động từ 0.50 - 0.64 mm. Các công thức đều có đường kính thân tương đương nhau và tương đương với công thức đối chứng.

Chiều cao cây:chiều cao cây là bộ phận quan trọng nâng đỡ toàn cây.

Thân là nơi trung gian vận chuyển các giòng nhựa trong cây.thân to cành lá khỏe cây sinh trưởng phát triển tốt là nơi năng đỡ cho quả và nuôi quả. Việc nghiên cứu chiều cao cây không chỉ đơn thuần cho ta biết về khả năng sinh trưởng của cây đó mà còn phản ánh một số đặc điểm nông sinh học khác của cây như khả năng chống đổ, số lá trên cây,số cành số quả.vì vậy trong quá trình nghiên cứu em đã theo dõi chiều cao cây.kết quả thu được thể hiện ở Bảng 4.2.

Qua Bảng 4.2 cho ta thấy: chiều cao cây giao động từ 60,66 – 73,93 cm.

Các công thức đề có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng. Công thức 2 có chiều cao cây cao nhất đạt 73,93cm cao hơn tất cả các công thức còn lại.

4.3 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Chỉ số diện tích lá là chỉ tiêu sinh lý quan trọng, phản ánh khả năng sinh trưởng của giống và liên quan rất lớn đến năng suất hạt. Lá đậu tương là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và làm nhiệm vụ quang hợp cung cấp vật chất cho cây để sinh trưởng và phát triển. Quang hợp quyết định đến 95% năng suất cây trồng, còn lại là các yếu tố khác.

Để đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống đậu tương ĐT51 đã được xử lý và phun dung dịch dinh dưỡng nano trong thí nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu CSDTL ở thời kì ra hoa và chắc xanh, kết quả thu được thể hiện qua Bảng 4.3.

BẢNG 4.3 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô

của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên Tên công thức

Thời kì rộ hoa Thời kì chắc xanh CSDTL

(m2 lá/ m2 đất)

CSDTL (m2 lá/ m2 đất)

CT 1 3,46 4,64

CT 2 2,96 3,60

CT 3 3,17 4,71

CT 4 2,91 5,68

CT5(đ/c) 3,58 4,61

P >0,05 <0,05

CV(%) 17,8 10,1

LSD.05 - 0,88

- Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng quang hợp của quần thể đậu tương. Trong một giới hạn nhất định, CSDTL tăng thì khả năng quang hợp càng lớn là tích lũy chất khô càng nhiều, do vậy năng suất cây trồng càng cao.

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy

-CSDTL thời kì rộ hoa: dao động từ 2,91 – 3,58 (m2 lá/ m2 đất). Các công thức có CSDTL tương đương nhau và tương đương công thức đối chứng.

- Thời kì chắc xanh: CSDTL ở các công thức khác nhau là khác nhau dao động từ 3,60 -5,68 (m2 lá/m2 đất). Trong đó CT4 có CSDTL cao nhất 5,68 m2 cao hơn hẳn công thức đối chứng và các công thức còn lại. CT1, CT2, CT3 có CSDTL tương đương nhau và tương đương công thức đối chứng. Tin cậy ở mức 95%.

4.4 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Nốt sần của rễ đậu tương được hình thành là do sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium japonicum với rễ cây. Loại vi khuẩn nốt sần này có khả năng cố định nitơ tự do trong không khí để chuyển hóa thành đạm dễ tiêu.

Nốt sần được hình thành sớm, khoảng 3 tuần sau khi gieo. Nốt sần ở rễ đậu

tương thường tập chung ở tầng đất mặt từ 0 – 20cm với độ sâu từ 20 – 30 cm.

Có 2 loại nốt sần là nốt sần hữu hiệu và nốt sần vô hiệu. Nốt sần hữu hiệu phân bố ở trên rễ chính và ngang, kích thước lớn bên trong có dịch màu hồng do có sự có mặt của leghemoglobin có vai trò đưa O2 vào trong mô nốt sần.

Các nốt sần vô hiệu thường nhỏ và có dịch màu đen.

Nốt sần cây họ đậu giữ vai trò quan trọng, đây là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng cần chú ý đến trong công tác chọn tạo giống. Để đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến khả năng hình thành và phát triển của nốt sần em đã tiến hành nghiên cứu số lượng và khối lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT51 ở hai giai đoạn thời kì rộ hoa và thời kì trắc xanh, kết quả thu được thể hiện qua Bảng 4.4.

Bảng 4.4 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51

vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Tên công thức

Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh Số lượng nốt

sần (nốt/cây)

Khối lượng (g/cây)

Số lượng nốt sần (nốt/cây)

Khối lượng (g/cây)

CT 1 38,65 0,79 66,20 2,72

CT 2 38,66 0,76 63,86 2,42

CT 3 39,33 0,72 57,86 2,56

CT 4 39,66 0,71 51,40 2,56

CT5(đ/c) 39,44 0,70 47,66 1,63

P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05

CV(%) 3,8 4,2 11,5 14,7

LSD.05 - 0,057 12,47 0,65

* Thời kỳ rộ hoa:

- Số lượng nốt sần ở các công thức tương đương nhau, từ 38,65 – 39,66 cái/cây.

- Khối lượng nốt sần có sự sai khác giữa các công thức, dao động từ 0,70 – 0,79 gam/cây. Trong đó công thức 3, công thức 4 có khối lượng nốt sần tương đương nhau và tương đương với công thức đối chứng. Công thức 1, công thức 2 có khối lượng nốt sần tương đương nhau và cao hơn hẳn công thức đối chứng. Độ tin cậy ở mức 95%.

* Thời kỳ chắc xanh

- Số lượng nốt sần ở các công thức thí nghiệm khác nhau, dao động từ 47,66 – 66,20 nốt/cây. Trong đó công thức 1, công thức 2 có số lượng nốt sần tương đương nhau và cao hơn hẳn công thức đối chứng. Công thức 3, công thức 4 có số lượng nốt sần tương đương nhau và tương đương với công thức đối chứng.

- Khối lượng nốt sần ở các công thức thí nghiệm khác nhau dao động từ 1,36 - 2,72 gam/cây. Các công thức thí nghiệm đều có khối lượng nốt sần tương đương nhau và cao hơn hẳn công thức đối chứng. Độ tin cậy ở mức 95%.

4.5 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận là 1 trong những chỉ tiêu không thể thiếu được. Đây là nguyên nhân là tăng hoặc giảm đáng kể đến năng suất cũng như phẩm chất đậu tương.trong thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên, trong quá trình theo dõi thí nghiệm tình hình sâu bệnh hại trên đậu tương chỉ suất hiện các loại sâu cuốn lá, bệnh gỉ sắt. Kết quả theo dõi được thể hiện qua Bảng 4.5.

BẢNG 4.5 Kết quảcủa ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ

của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên Chỉ tiêu

công thức

Sâu cuốn lá

(%)

Bệnh gỉ sắt (Điểm)

Khả năng chống đổ

(điểm 1- 5)

CT 1 4,91 3 2

CT 2 3,94 3 2

CT 3 4,32 3 2

CT 4 4,76 3 2

CT5(đ/c) 5,85 3 2

P >0,05

CV(%) 19,8

LSD.05 -

- Sâu cuốn lá: Gây hại chủ yếu vào cây đang phát triển thân lá mạnh, khi bị sâu cuốn lá gây hại sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây vì bị giảm bề mặt lá nơi tiếp nhận ánh sáng.

- Bảng 4.5 cho thấy tỉ lệ lá bị hại do sâu cuốn lá ở tất cả các công thức là tương đương nhau, trong khoảng 3,94 – 5,85 %.

- Bệnh gỉ sắt ở các công thức được đánh giá ở điểm 3.

- Tất cả các ô thí nghiệm tỉ lệ cây đổ ngã tương đương nhau và được đánh giá ở điểm 2.

4.6 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Yếu tố cấu thành năng suất là những hợp phần rất quan trọng để tạo thành năng suất của cây và là cơ sở tạo nên năng suất của giống. Giá trị của chúng phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống và điều kiện ngoại

Một phần của tài liệu Ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano cho giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại thái nguyên (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)