2.3.1.Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở một số địa phương 2.3.1.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Thái Nguyên
Công tác đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cơ bản đã hoàn thành tại 78 xã phường trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay đã đo vẽ bản đồ địa chính cho hơn 336.300 ha, chiếm hơn 95,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong kỳ đã thực hiện 334 công trình dự án với tổng diện tích đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 7.800 ha của hơn 37.800 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 100% đơn vị
hành chính cấp xã hoàn thành công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Đã thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ đạt trên 93% diện tích cần cấp (thuộc 10 tỉnh đứng đầu về cấp GCN trong cả nước.
2.3.1.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Phú Thọ
Đến nay đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được 171 xã, đạt 61.73% số xã. Tổng diện tích đã đo vẽ lập bản đồ địa chính chính quy theo đơn vị xã là 217.881,29 ha, đạt 61,66 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong năm 2013 đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính chính quy cho 22 xã trên địa bàn tỉnh và thực hiện trích đo các thửa đất, khu đất chưa được cấp giấy lần đầu trên địa bàn các huyện để thực hiện cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình và cá nhân.
Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt được sự quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt của UBND tỉnh, chúng ta tin rằng tỉnh sẽ đạt được chỉ tiêu theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội cũng như kế hoạch của UBND Tỉnh và hướng tới những năm tiếp theo tiếp tục đo đạc bản đồ địa chính chính quy, cấp GCNQSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy, hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử. Công ty Cổ Phần TN&MT PHƯƠNG BẮC cũng đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnh trên nước ta như:
Phú Thọ, Lạng Sơn... Đây là phương pháp cho kết quả và độ chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay.
2.3.1.3. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Lạng Sơn
Từ năm 2007 trở về trước, công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mới thực hiện được ở 76/226 xã, phường, thị trấn. Diện tích cần cấp giấy CNQSDĐ đạt thấp trong cả nước, hệ thống hồ sơ địa chính chưa được lập đầy đủ và đồng bộ.
Để khắc phục những tồn tại trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung đánh giá tình hình, làm rõ nguyên nhân yếu kém trong công tác quản lý đất đai; đồng thời tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 30- CT/TU ngày 05/6/2008 của Ban Thường vụ nhằm đẩy nhanh công tác đo đạc địa chính và cấp giấy CNQSDĐ. Theo
đó, các cấp, ngành đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong quản lý, điều hành, kiện toàn bộ máy quản lý đất đai từ cấp tỉnh đến cấp huyện; đơn giản hóa về quy trình, thủ tục hành chính cho từng cấp, tạo sự thông thoáng để người sử dụng đất thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ với đất đai.
Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí của Trung ương và tỉnh, trong những năm qua Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện các thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc thành lập, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính thuộc dự án tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Vì vậy, khi đi thực tập ở Công ty Cổ Phần TN&MT PHƯƠNG BẮC đang thực hiện dự án đo đạc thành lập BDDC tại xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Em được thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính cho xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
PHẦN 3