PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Phố Lu có vị trí là trung tâm huyện lỵ của huyện Bảo Thắng, cách thành phố Lào Cai 30 km về phía Nam, với tổng diện tích tự nhiên 1.448,00 ha; vị trí địa lý cụ thể của Thị trấn như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Thái Niên
- Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Trì Quang và xã Xuân Quang - Phía Nam và Đông Nam giáp xã Sơn Hà và xã Phố Lu
- Phía Tây giáp xã Sơn Hải
Là thị trấn trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của huyện Bảo Thắng,có nhiều cơ quan hành chính của huyện đóng trên địa bàn thị trấn, có lợi thế về giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. Tạo ra thế mạnh trong việc giao lưu để phát triển và mở rộng thị trường.[9]
- Thuỷ văn
Thị trấn có sông Hồng chảy qua, đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai bên sông. Ngoài ra thị trấn còn có các hệ thống suối lớn khác cũng là nơi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương, như suối Lu, suối My, suối Khe Mon vv.. Tuy nhiên lưu lượng nước ở các khe suối này nhỏ và không ổn định.
Thị trấn có nguồn nước mặt được đánh giá là khá phong phú và ít bị ô nhiễm, dòng chảy mặt hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, chủ yếu vẫn là lượng nước sông Hồng và một số suối lớn khác trên đại bàn. Nhìn chung việc sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất mới ở mức độ thấp và chưa đồng đều.[9]
- Khí hậu
Thị trấn Phố Lu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt:
Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C - Độ ẩm trung bình 85%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.750 mm. Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đã gây nên một số hiện tượng đặc biệt như: mưa phùn chủ yếu vào tháng 12, 1, 2; sương mù chủ yếu vào tháng 11, 12.
Với đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển tốt.[9]
- Địa hình địa mạo
Là một vùng thung lũng nằm ven sông Hồng, chủ yếu là địa hình vùng trũng thấp có độ cao phổ biến từ 80 - 400 m, có hướng dốc nghiêng dần về phía Tây Nam đổ ra sông Hồng. Nhìn chung địa hình của thị trấn không phức tạp (so với các xã, thị trấn vùng núi khác trong huyện), khá thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.[9]
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Thị trấn Phố Lu có diện tích tự nhiên là 1.448,00 ha. Đất đai của thị trấn được chia làm hai nhóm chính là:
- Đất phù sa sông suối: Được chia thành đất được bồi tụ thường xuyên (sông Hồng) và đất bồi tụ không thường xuyên (sông suối khác).
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất chia thành 3 loại: Đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất mùn vàng đỏ nằm trên địa hình dốc chia cắt mạnh và đất đỏ vàng trên đá biến đổi do trồng lúa.
Nhìn chung các dạng đất nêu trên đều là đối tượng sản xuất chính, được sử dụng trong sản xuất nông - lâm nghiệp .[9]
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của Thị trấn Phố Lu năm 2017 STT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1 Đất nông nghiệp 1.134,44 78,35
2 Đất phi nông nghiệp 200,98 200,98
3 Đất chưa sử dụng 112,58 7,77
Tổng 1.448,00 100,00
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai của Thị trấn Phố Lu năm 2017 ) 4.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm qua (2005-2010) nền kinh tế của thị trấn đã có những chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp - thuỷ sản.
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế của thị trấn Phố Lu qua các năm
Cơ cấu kinh tế Năm
2005 2010
1. Cơ cấu kinh tế (%) 100 100
- Nông lâm nghiệp, thủy sản 40,00 30,00
- Công nghiệp – XD, Thương mại – Dịch vụ 60,00 70,00 2. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành (GDP tỷ đồng) 40,36 156,08
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 16,14 46,82
- Công nghiệp – XD, Thương mại – Dịch vụ 24,22 109,26
3. Thu nhập bình quân đầu người 4,2 17,0
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của thị trấn Phố Lu, 2017)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm. 5 năm qua tổng giá trị tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại và dịch vụ ước đạt 305,90 tỷ đồng, tăng
200,90 tỷ đồng so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 40% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010 , Tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại, dịch vụ tăng từ 60% lên 70%, tỷ trọng các ngành kinh tế của Thị trấn đến năm 2010 như sau: ngành CNXD- TMDV chiếm 70,0 %; ngành NN - LN - Thuỷ sản chiếm 30,0 %.
4.1.3.2. Tình hình dân số, lao động
Theo số liệu thống kê năm 2010 toàn thị trấn có 9.040 nhân khẩu, với 2.781 hộ, gồm 7 dân tộc; trong đó dân tộc kinh chiếm đa số 94,8%. Mật độ dân số bình quân 624 người/km2 , tỷ lệ dân số là 1,5%
Thị trấn có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào, năm 2010 tổng số lao động là 4.791 người, còn lại lao động làm việc trong các ngành nghề kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp khác. Những năm qua đã giải quyết việc làm cho một số lao động, trên cơ sở phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh – dịch vụ. [9]