Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông bằng phần mềm Microstation, Famis

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 55 tỉ lệ 1 1000 tại xã đắk sắk huyện đắk mil tỉnh đăk nông (Trang 57 - 68)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

4.2.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông bằng phần mềm Microstation, Famis

4.2.3.1 Đo vẽ chi tiết

Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết.

Xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.

Từ cột mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết.

Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được và sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ.

Sau khi xác định ranh giới hành chính, ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy TOPCON GTS- 225N để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất các công trình xây dựng trên đất.

+ Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng, mép đường.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn: Ghi chú dòng chảy của hệ thống.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện, cột điện, hướng đường dây.

+ Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống.

+ Kết hợp quá trình đo vẽ, ta lấy thông tin thửa đất, tên địa danh, tên riêng địa vật,… và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa.

Sau đây là một số điểm đo chi tiết được đo trên địa bàn xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông được thể hiện qua bảng sau:

Kết quả đo một số điểm chi tiết

Điểm đứng máy: 18D Người đo: Phạm Văn Tiến Điểm định hướng: GPS-I-13 Chiều cao máy: 1.500m Bảng 4.3: Điểm đo chi tiết từ máy toàn đạc TOPCON GTS 225N

ĐIỂM Góc Bằng Khoảng cách (m) Chiều cao gương (m)

1 335.3552 99.1119 1.350

2 315.0302 102.2706 1.350

3 294.0507 100.4641 1.350

4 238.5211 103.0335 1.350

5 238.5212 103.0335 1.350

6 250.5117 106.3221 1.350

7 248.2533 109.3513 1.350

8 321.2327 100.2428 1.350

9 325.4411 104.4501 1.350

10 263.4242 96.0542 1.350

11 269.1231 92.1451 1.350

12 269.1249 92.1451 1.350

13 257.1110 92.2858 1.350

.... ... …. ....

4.2.3.2. Trút số liệu đo từ máy Toàn đạc điện tử sang máy tính

Sau khi đã hoàn thành công tác đo vẽ ngoài thực địa, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau:

A. Trút số liệu

Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo điện tử TOP2ASC.EXE

Hình 4.2. Giao diện phần mềm trút điểm TOP2ASC.EXE

Sau khi trút số liệu xong thì cấu trúc File dữ liệu từ máy đo điện tử như sau:

Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo trạm phụ ta phải ghi vào sổ đo. Cấu trúc của file có dạng như sau:

Hình 4.3. Cấu trúc file dữ liệu sau khi được trút có đuôi. Tcm

Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS-225N. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu.

Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo ta phải ghi vào sổ đo. Cấu trúc của file dữ liệu đuôi “.ASC” có dạng như sau:

Hình 4.4: Cấu trúc file dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử

4.2.3.3. Xử lý số liệu

Sau khi số liệu được trút từ sổ đo điện tử sang máy tính file số liệu có dạng như hình vừa nêu trên.

Để xuất được ra bản vẽ ta phải chuyển đổi file “.ASC” thành file

“.TCM” bằng cách xử lý qua phần mềm hỗ trợ.

Hình 4.5: Phần mềm đổi định dạng file số liệu sang “.TCM”

Sau khi qua phần mềm hỗ trợ chuyển đổi file số liệu có cấu trúc dạng như sau:

Hình 4.6: File số liệu sau khi được xử lý

4.2.3.4. Nhập số liệu đo

Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi .txt ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn ( Select ) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt.

Khởi động Famis -> Cơ sở dữ liệu trị đo -> Nhập số liệu -> Import → Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển lên bản vẽ:

- Làm việc với ( cơ sở dữ liệu trị đo ) : Nhập số liệu Import -> tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ :

Hình 4.7. Khởi động Famis và kết nối cơ sở dữ liệu

Tìm đến đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .txt ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính tọa độ và độ cao theo hệ thống tọa độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các hình thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau:

Hình 4.8. Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 4.2.3.5. Hiển thị sửa chữa số liệu đo

*Hiển thị trị đo

Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị  Toạ mô tả trị đo  chọn các thông số hiển thị

DX = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0 DY = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0

Chọn kích thước chữ bằng 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thụân tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm.

Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiêt là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận.

Hình 4.9. Tạo nhãn trị đo

Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau:

Hình 4.10. Một số điểm đo chi tiết.

4.2.3.6. Nối các điểm đo chi tiết

Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết.

Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ khu vực xã Đắk Sắk, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo.

Hình 4.11. Nối điểm đo chi tiết 4.2.3.7. Kết quả sửa lỗi.

Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau.

Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa.

Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo: Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor.

Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tự động tìm sửa lỗi ( CLEAN ).

Hình 4.12. Tự động tìm, sửa lỗi Clean

Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây :

Hình 4.13. Một số lỗi thường gặp

Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa.

Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Sửa lỗi.

Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng

như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng. . . Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi.

Hình 4.14. Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất

Hình 4.15. Các thửa đất sau khi được sửa lỗi

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 55 tỉ lệ 1 1000 tại xã đắk sắk huyện đắk mil tỉnh đăk nông (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)