Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Cương Sơn

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ số bằng máy toàn đạc điện tử topcon tờ số 08 tỷ lệ 1 1000 xã cương sơn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 35 - 40)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Cương Sơn

* Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Cương Sơn là xã trung du miền núi của huyện Lục Nam, cách trung tâm huyện khoảng 6km về phía Tây Nam . Xã có giáp địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Tiên Nha.

+ Phía Nam giáp xã Huyền Sơn và thị trấn Lục Nam.

+ Phía Đông giáp xã Nghĩa Phương.

+ Phía Tây giáp xã Tiên Hưng.

Diện tích tự nhiên xã 1119,46ha.

Hình 4.1. Vị trí địa lý của xã Cương Sơn

* Địa hình

Trên địa bàn xã ở phía Đông có có tỉnh lộ 293 chạy qua với tổng chiều dài khoảng 3,5 km đang trong quá trình thi công giải phóng mặt bằng, san lấp.

Hệ thống đường liên xã, liên thôn dày đặc, đã bê tông hóa được 40%, còn lại là đường đất, đường gạch.

Cương Sơn là xã miền núi, nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ nên có địa hình khá phức tạp, phía Bắc và phía Tây được Ban bọc bởi sông Lục Nam, phía Nam là dãy núi Gốm, phía Đông là dãy núi Vườn có độ dốc lớn, hàng năm vào mùa mưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại của nhân dân địa phương. Do cấu trúc của địa hình thấp trũng và hiện trạng sử dụng đất, việc bố trí các hạng mục quy hoạch đất phi nông nghiệp của xã tương đối khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Diện tích khu đo Ban gồm đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất khu dân cư và trồng rừng sản xuất. Với đặc điểm là hình thể thửa đất phức tạp, lớp thực phủ dày, độ che khuất lớn gây nhiều khó khăn cho công tác chọn điểm, thông hướng, đo ngắm xây dựng lưới địa chính và công tác đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính.

Mật độ xây dựng trong khu dân cư tương đối lớn, thường có vườn cây ăn quả, ao và chuồng trại, công trình phụ kèm theo, thửa đất rất nhỏ và có hình thể phức tạp; trong khu dân cư có rất nhiều cây ăn quả lâu năm, cây tre, nứa, bạch đàn tầm che phủ rộng ảnh hưởng lớn đến công tác đo ngắm.

Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt thành nhiều khu với nhiều dạng địa hình khác nhau;

* Khí hậu – thủy văn :

Đặc điểm khí hậu địa phương có đặc trưng của khí hậu vùng Đông Bắc bộ. Đặc trưng khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11 - 3 năm sau. Nhiệt độ thấp

nhất vào mùa đông (9 -120 C) và cao nhất vào mùa hè (35 – 370 C). . Độ ẩm trung bình 78 - 80%. Số giờ nắng trong năm giao động từ khoảng 1540 - 1750 giờ; tổng số lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400 - 1600 mm.

Trên địa bàn có sông và nhiều phụ lưu nhỏ và dốc gây ra chia cắt địa hình, khó khăn cho công tác di chuyển và nguy hiểm cho con người, tài sản trong mùa mưa; trên địa bàn còn có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nhỏ, nằm rải rác.

* Tình hình kinh tế - xã hội

Trên địa bàn xã có 12 thôn: Tân Lục, An phú, An Thịnh, An Đông, An Nguyễn, Đọ Bến, Đọ Làng, Đọ Trại, Đọ Mới, Tân Cầu, An Lễ, Vườn.

Khu đo có tổng số 1.619 hộ với 5.750 nhân khẩu, thành phần dân số phân bố của xã Cương Sơn gồm có 05 dân tộc anh em sinh sống trải đều trong toàn xã: Kinh, Tày, Hoa, Cao Lan, Sán Rìu, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh.

Dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% dân số. Sự phân bố dân cư không đồng đều do đặc điểm tự nhiên của xã, từ đó kéo theo sự phát triển của mạng lưới dân cư không tập trung mà hình thành các khu dân cư nhỏ theo thôn nằm rải đều trên địa bàn xã. Ở những vị trí có cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện và khu trung tâm hành chính của xã mật độ dân cư tương đối dày đặc;

Kinh tế hiện nay trong xã chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp với trên 80% hộ sản xuất nông nghiệp. Các cây trồng nông nghiệp chủ lực là lúa, vải, nhãn, hồng và cây lâm nghiệp là bạch đàn, keo, thông; các vật nuôi phổ biến là lợn, trâu bò và gia cầm.Những năm gần đây có thêm các nghề tiểu thủ công nghiệp nhưng chưa đáng kể. Các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ chủ yếu tập trung ở trung tâm xã, khu vực đông dân cư. Hiện nay trên địa bàn xã có Nhà máy gạch Tuynel và Nhà máy nước sạch, giải quyết được thêm việc làm cho lao động trong xã.

Trong những năm gần đây dưới sự nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn vươn lên phát triển sản xuất của nhân dân trong xã, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện.

Là một xã miền núi trung du của huyện, nguồn thu hàng năm của xã chủ yếu là từ nguồn trợ cấp cân đối của cấp trên, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hệ thống giao thông, thủy lợi của xã đang từng bước được nâng cấp, kiên cố hóa, được sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự cố gắng phấn đấu của chính quyền và nhân dân địa phương hệ thống trường, trạm đã cơ bản hoàn thành.

Hoà nhịp với sự phát triển chung của toàn huyện, Đảng bộ và Nhân dân xã Cương Sơn đang nỗ lực quyết tâm cố gắng vượt qua khó khăn để vươn lên ổn định đời sống từng bước trở thành xã có nền kinh tế phát triển, góp phần đưa huyện Lục Nam sánh vai với các huyện bạn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND xã tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Cương Sơn về cơ bản là ổn định. Với đặc điểm thành phần dân cư trong xã tương đối thuần nhất, chủ yếu là người gốc tại địa phương, đời sống kinh tế ổn định, trật tự trị an tốt, nhân dân tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, đây là điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xã Cương Sơn.

* Hiện trạng sử dụng đất xã Cương Sơn

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích tự nhiên xã Cương Sơn là: 1.119,46 ha (Đất khu dân cư nông thôn 254,61 ha), với tổng số thửa đất khoảng 22.963 thửa đất, trong đó:

a. Diện tích đất nông nghiệp: 949.10 ha chiếm 84,78 % tổng diện tích đất hành chính. Trong đó:

a.1. Diện tích sản xuất nông nghiệp: 602.85 ha chiếm 53,85% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất trồng cây hàng năm: 417.39 ha chiếm 37.28% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm 185,46 ha chiếm 16.57 % tổng diện tích đất hành chính.

a.2. Diện tích đất lâm nghiệp: 335.24 ha chiếm 29.95 % tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất rừng sản xuất là: 335,24 ha chiếm 29,95 % tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất phòng hộ là: 0 ha chiếm 0,00 % tổng diện tích đất hành chính.

a.3. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản: 11,01 ha chiếm 0,98% tổng diện tích đất hành chính.

a.4. Diện tích đất nông nghiệp khác là 00 ha chiếm 0,00 % tổng diện tích đất hành chính.

b. Diện tích đất phi nông nghiệp: 170.36 ha chiếm 15,22% tổng diện tích đất hành chính. Trong đó:

- Diện tích đất khu dân cư nông thôn: 42.23 ha chiếm 3,77 % tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất chuyên dùng: 52.17 ha chiếm 4,66 % tổng diện tích đất hành chính. Trong đó:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0,56 ha chiếm 0,05% tổng diện tích đất hành chính.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 3,17 ha chiếm 0,28 % tổng diện tích hành chính.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 3,51chiếm 0,31% tổng diện tích hành chính.

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 30.97 ha chiếm 2,77% tổng diện tích đất hành chính.

+ Đất Quốc phòng an ninh: 13.96 ha, chiếm 1.25% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất tín ngưỡng: 2,77 ha chiếm 0,25% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 2,94 ha chiếm 0,26% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 62,58 ha chiếm 5,59% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng: 7,67 ha chiếm 0,69% tổng diện tích đất hành chính.

c. Diện tích đất chưa sử dụng: 00 ha chiếm 00% tổng diện tích đất hành chính.

- Diện tích đất núi đá chưa có rừng cây: 0 ha chiếm 0,00% tổng diện tích đất hành chính.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ số bằng máy toàn đạc điện tử topcon tờ số 08 tỷ lệ 1 1000 xã cương sơn huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)