PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Đức Mạnh
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 4.1: Bản đồ xã Đức Mạnh
- Phạm vi hành chính: có đường địa giới hành chính giáp với các xã:
+ Phía Bắc giáp xã Đắk Lao
+ Phía Tây giáp với thị trấn Đắk Mil + Phía Nam giáp xã Đắk Sắc
+ Phía Đông giáp xã Đắk R’la
+ Phía Đông Nam giáp với xã Long Sơn + Phía Đông Bắc giáp với xã Đắk N’drót + Phía Tây Nam giáp với xã Đức Minh
- Sau khi chính phủ ban hành Nghị định 70/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, đổi tên xã thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Song, Đắk Mil và Krông Nô, tỉnh Đắk Nông năm 2005 thì Xã Đức Mạnh còn lại 82,06 km² diện tích tự nhiên toàn xã có tổng số dân là 11565 nguời.
- Xã Đức mạnh gồm 18 thôn: Đức Vinh; Đức Hòa; Đức An; Đức Hiệp;
Đức Ái; Đức Nghĩa; Đức Tân; Đức Lợi; Đức Thắng; Đức Thành; Đức Lệ A;
Đức Lệ B; Đức Trung; Đức Lộc; Đức Phúc ;Đức Trung;Đức Sơn;Đức Bình.
- Trên địa bàn xã có nhiều khu xứ đồng cà phê, trong đó lớn nhất phải kể đến: Xứ đồng Suối con-xứ đồng Đồi ma ( thôn Đức Thuận); Xứ đồng Thác Khôn (thôn Đức bình); ngoài ra con có các khu xứ đồng khác như: Xứ đồng đồi trung đoàn (thôn Đức Vinh), Đồng rộng( thôn Đức Lệ A), Đồi mì-Bầu cỏ (Thôn Đức Hòa), Khe đá (thôn Đức Lộc)…với diện tích vừa và nhỏ.
- Thuỷ văn
Xã Đức Mạnh có mạng lưới sông suối nhỏ:ao,hồ tương đối dày đặc, nhiều nước rất thuận lợi cho tưới tiêu.
- Khí hậu
Chế độ nhiệt: Một năm có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm.
+ Mùa khô: từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
- Địa hình địa mạo
Địa hình: Xã Đức Mạnh có địa hình tương đối cao, thấp dần từ Nam xuống Bắc. Địa hình có xen kẽ giữa các núi cao với các con suối nhỏ tạo thành các thung lũng thấp,trũng. Xã có 2 khu vực đồng bằng lớn canh tác lúa nước thuộc địa bàn 2 xã: Đức Vinh và Đức Hòa.
Giao thông: Xã Đức Mạnh cách trung tâm Thị Trấn Đắk Mil khoảng 3km và cách thành Phố Buôn Mê Thuột khoảng 60km đường giao thông đi lại thuận tiện, rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Các tuyến đường giao thông nội bộ trong xã Đức Mạnh còn một phần chưa được rải nhựa hoặc bê tông hoá nên chất lượng còn kém, lầy lội về mùa mưa và bụi bặm về mùa hè, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
- Đất phù sa được bồi tụ: Dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu cây công nghiệp ngắn ngày..
- Đất cát pha: Xốp, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu (đỗ, lạc…).
- Đất feralit đỏ vàng: Thường ở độ cao 100m, độ dốc trung bình, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Đây là loại đất thường bị ảnh hưởng của quá trình rửa trôi, sói mòn mạnh, tầng đất mỏng, độ phì kém.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: xã Đức Mạnh có mạng lưới, suối, khe rạch tương đối dồi dày đặc. Ngoài ra, toàn xã còn có rất nhiều ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ.
- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn xã, nhưng nhìn chung thì chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
4.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của địa phương. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản suất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn, có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trồng trọt sản lượng của cây lương thực tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị, sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây lương thực có giảm ít theo từng năm.
4.1.3.3. Tình hình dân số, lao động
Xã Đức Mạnh gồm có tổng diện tích tự nhiên là 82,06 km². Toàn xã có tổng số dân là 11565 nguời
* Lao động
Toàn xã có 10456 người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp,chủ yếu là lao động trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp, mặt khác nhiều người trong độ tuổi lao động dời quê đi xa làm ăn.
Bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, nâng cao học vấn và giải quyết việc làm đã khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
* Công tác dân tộc tôn giáo
Trên địa bàn xã gần như 90% là người dân tộc kinh và 10% là các dân tộc khác, về tôn giáo thì phần lớn nguời dân theo đạo.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn, tăng cường công tác nắm bắt tình hình và ngăn chặn các phần tử phản động có những hành vi gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, lôi kéo người địa phương tham gia vào hoạt động của chúng, làm mất ổn định xã hội.
4.1.3.4. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã
- Giao thông: Xã Đức Mạnh có quốc lộ 14 chạy qua và có trục đường giao thông liên thôn, liên xã, liên huyện hầu hết được rải nhựa và bê tông hoá thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông hang hóa từ địa phương đi nơi khác và ngược lại.
- Thủy lợi: Công trình thủy lợi nhiều năm qua đã được quan tâm đầu tư xây dựng, gần như bê tong hóa hết các kênh mương. Nhờ đó góp phần vào sự cấp nước đầy đủ cho diện tích đất nông nghiệp ở địa phương.
- Hệ thống năng lượng điện: 90% hộ gia đình trong xã có điện, đáp ứng được nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân,còn một số điểm bản vẫn chưa có điện.
- Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng bước được hiện đại.
- Cơ sở giáo dục - đào tạo: Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ, số trường học đã đầu tư về phòng học, phòng chức năng, nhà nội trú cho giáo viên. Tỷ lệ học sinh đến lớp gần như 100%, ở các cấp học đều đảm bảo đạt kết quả đề ra. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục tăng cường, việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
và học ngày càng được quan tâm.
- Cơ sở thể dục thể thao:Toàn xã có 1 sân bóng đá và mỗi thôn có 1 sân bóng chuyền được xây dựng và một số sân thẻ thao tự phát khác, hoạt động thể dục thể thao của xã được phát triển rộng khắp dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các khu dân cư, cơ quan ban ngành, các trường học, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, thu hút nhiều lứa tuổi tham gia tập luyện.
- Văn hóa: Tất cả các khu trên địa bàn xã đều có khu vực sinh hoạt văn hóa - thể thao, điều có các giáo phái để hoạt động và hội họp.
- Cơ sở y tế: Xã có 1 trạm y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh. Cơ sở vật chất của trạm y tế đang ngày càng được cải thiện. Tinh giảm các thủ tục, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng có hiệu quả.