Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Đắk Sắk

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1 1000 xã đắk sắk huyện đắk mil tỉnh đắk nông (Trang 43 - 46)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Đắk Sắk

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đắk Sắk là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Đắk Mil cách trung tâm Huyện 6,7 km. Xã Đắk Sắk giáp vs các xã Đức Mạnh, Đăk Rla, Đắc Sôr, Đắk Rồ, Đắk Môn, Đức Minh.

- Đây là xã giáp với nhiều xã khác trong huyện nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương [2].

4.1.1.2.Địa hình

Địa hình: Xã Đắk Sắk có địa hình tương đối cao, thấp dần từ Nam xuống Bắc. Địa hình có xen kẽ giữa các núi cao với các con suối nhỏ tạo thành các thung lũng thấp,trũng. Xã có đập nhân tạo .

Giao thông: Xã Đắk Sắk cách trung tâm Thị Trấn Đắk Mil khoảng 6,7km và cách thành Phố Buôn Mê Thuột khoảng 53km đường giao thông đi lại thuận tiện, rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. Các tuyến đường giao thông nội bộ trong xã Đắk Sắk còn một phần chưa được rải nhựa hoặc bê tông hoá nên chất lượng còn kém, lầy lội về mùa mưa và bụi bặm về mùa hè, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Đắk Sắk là một khu vực chuyển tiếp giữa 2 tiểu vùng khí hậu Đắk Lắk và Đăk Nông ,chế độ khí hậu của khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mổi năm có 2 mùa rỏ rệt : mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10 tập trung trên 90%

lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Trong khi đó lượng mưa ở vùng trung tâm huyện Đắk Mil kéo dài lên phía Bắc ( địa phận huyện Cư Jút ) lượng mưa bình quân năm giao động từ 1550 đến 1750mm.

Xã Đắk Sắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm;

mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

4.1.1.4. Thủy văn

- Mùa lũ khu vực bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ lớn là tháng 9, 10, 11. Mùa cạn từ tháng 2 đến tháng 4, tháng kiệt nhất là tháng 3 và tháng 4.

Các đặc trưng dòng chảy đạt cao nhất thường gấp hơn 30 lần nhỏ nhất, chứng tỏ khả năng tập trung cũng như tiêu hao nước rất nhanh của khu vực này.

Xã Đắk Sắk có mạng lưới sông suối nhỏ: ao, hồ tương đối dày đặc có đập nước nhân tạo nhiều nước rất thuận lợi cho tưới tiêu.

4.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

- Với vị thế của khu đo xã Đắk Sắk nằm trên trục Quốc lộ 14 nên các mặt kinh tế xã hội có tiềm năng phát triển mạnh. Công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp, thực hiện đúng chính sách đất đai của Nhà nước.

Việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP và nghị định 02/CP đã được triển khai ở các xã. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai rất phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu để đáp ứng với tình hình hiện tại của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

Xã Đắk Sắk là một xã tương đối phát triển của huyện Đắk Mil,mức sống của người dân tương đối ổn định. Cơ cấu cây trồng của xã tập trung vào những

cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mắc ca, ca cao...và 1 số loại cây ăn quả có giá trị cao như: Sầu riêng, chôm chôm, bơ, mãng cầu, chanh dây...

Hiện tại xã Đắk Sắk đang dần chuyển chuyển mình xây dựng cơ sở hạ tầng, đi đôi với việc dân trong xã, phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người

Xã Đắk Sắk là xã vùng sâu của huyện Đắk Mil, độ cao trung bình so với mực nước biển là 300m. Địa hình chủ yếu là đồi núi phức tạp và chia làm 4 khu vực:

Khu vực Trung tâm xã có địa hình tương đối bằng phẳng đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất xã.

Khu vực phía Đông chạy quanh xuống phía Nam, đến phía Tây của xã đất đai là đồi núi bao quanh các cánh đồng. Đây là những khu vực có địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt là đường giao thông, do vậy việc đi lại chủ yếu là đường đất nên việc phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

Khu vực phía Tây chạy lên phía Bắc có địa hình là những dải đồi núi xen những cánh đồng nhỏ địa hình của khu vực này cao hơn các khu vực khác.

Đây cũng là nơi cơ sở hạ tầng thấp kém nên việc phát triển kinh kinh tế xã hội cũng còn gặp nhiều khó khăn [2].

4.1.2.2. Điều kiện xã hội:

4.1.2.2.1. Dân số

- Tổng số hộ: 3.035 hộ

- Tổng số nhân khẩu: 13,868 người.

-.Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động, thuận lợi, khó khăn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong tương lai:

Dân số xã Đắk Sắk chủ yếu làm nông nghiệp. Năm 2016, dân số làm nông nghiệp chiếm tới 90,23%. Qua 2 năm tỷ lệ này tuy có giảm nhưng còn rất chậm [2].

4.1.2.2.2. Đánh giá tiềm năng của xã (phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…).

- Có thế mạnh là nhiều đồi, rừng núi. Có điều kiện phát triển kinh tế đồn điền - Có lực lượng lao động trẻ trình độ văn hoá được phổ cập.

- Nhân dân sinh sống trên địa bàn cần cù lao động, có truyền thống văn hoá lâu đời

- Tình hình An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định, tệ nạn xã hội ít, tôn giáo trên địa bàn chiếm đến 90% tổng dân số...[2].

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 65 tỷ lệ 1 1000 xã đắk sắk huyện đắk mil tỉnh đắk nông (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)