Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tân Tiến

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm microstation famis và sử dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 1 xã tân tiến huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tân Tiến

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tân Tiến là vùng bán sơn địa của huyện Chương Mỹ, nằm cách trung tâm huyện lỵ là thị trấn Chúc Sơn khoảng 10km về phía Tây, cách thị trấn Xuân Mai khoảng 5 km về phía Đông.

+ Phía Đông giáp xã Nam Phương Tiến và xã Hoàng Văn Thụ.

+ Phía Bắc giáp xã Thanh Bình và xã Trung Hòa.

+ Phía Tây giáp xã Thủy Xuân Tiên.

+ Phía Nam giáp xã Liên Sơn (Hòa Bình) và xã Nam Phương Tiến.

Hình 4.1: Mô tả vị trí địa lý xã Tân Tiến 4.1.1.2. Khí hậu

• Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình hàng năm của xã 23,20C.

• Chế độ mưa

- Lượng mưa trung bình hàng năm toàn xã khoảng 1.625mm. Chế độ mưa chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80% - 85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8,9 có lượng mưa trung bình 200 - 250mm.

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít mưa, lượng mưa chiếm khoảng 15% - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,2, lượng mưa chỉ đạt khoảng 20 - 60mm.

4.1.1.3. Thủy văn, nguồn nước

Trên địa bàn xã có con sông Bùi chảy qua, ở phía Bắc. Hệ thống hồ chứa nước và một số sông suối nhỏ rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ SXNN cũng như việc thoát nước trong khu dân cư. Nhìn chung nguồn nước tưới của xã là khá phong phú, thoả mãn cho nhu cầu tưới tiêu trong toàn xã.

4.1.1.4. Địa hình địa mạo

Xã Tân Tiến có 2 dạng địa hình chính: dạng địa hình đồi gò: phần địa hình vùng này ở độ dốc cấp II diện tích khoảng 900ha. Vùng này chủ yếu khai thác trồng chè, cây ăn quả và trồng rừng và dạng địa hình vùng đồng bằng:

chiếm diện tích hơn 600ha, hầu hết đã được sử dụng trồng lúa, trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhìn chung, địa hình của xã Tân Tiến khá phức tạp, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất.

4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 4.1.2.1 Điều kiện kinh tế

- Thực trạng phát triển kinh tế:

Theo số liệu hiện trạng năm 2013, tổng giá tri ̣sản xuất của xã Tân Tiến là 91,2 tỷ đồng, tốc đô ̣tăng trưởng kinh tế là 8,99%, trong đó giá tri ̣sản xuất nông nghiêp là 44,50 tỷ đồng, giá tri ̣sản xuất TTCN-XDCB là 34,20 tỷ đồng, giá tri ̣sản xuất thương mai, dich vụ là 12,50 tỷ đồng. Giá tri ̣bình quân đầu người năm 2013 của xã là 5,2 triệu đồng/người.

Tân Tiến là một xã thuần nông, trong đó sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, do vây đời sống nhân dân găp nhiều khó khăn. Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Chương Mỹ cùng với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền đời sống nhân dân trong xã đang có những bước tiến bộ rõ rệt.

4.1.2.2. Dân số, lao động

Năm 2013, toàn xã có 2235 hộ với 9787 nhân khẩu. Trong đó nam chiếm 4912 nhân khẩu, nữ chiếm 4875 nhân khẩu. Mật độ dân số là 770,1

người/km2. Tỷ lệ tăng trưởng dân số tư ̣nhiên là 1,26%. Tổng số lao động toàn xã là 5252 lao động, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 3046 người, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 2206 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 0,34%.

Công tác dân tộc, tôn giáo:

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn, tăng cường công tác nắm bắt tình hình và ngăn chặn các đạo trái phép hoạt động.

Các chương trình và các hoạt động lễ hội tổ chức đúng chương trình đã đăng ký, đúng nghi thức tôn giáo tuân thủ các quy định của pháp luật.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Tân Tiến tương đối phát triển với mạng lưới đường quốc lộ, liên xã, liên xóm, đường ngõ xóm và đường nội đồng khá hoàn chỉnh, các tuyến đường trục chính của xã đã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa, như là tuyến đường quốc lô ̣từ dốc Đồng Đầm đến Trường Sĩ quan đặc công 305, kết cấu đường nhựa, có chiều rộng 9m. Các tuyến đường liên xã như là tuyến từ Cầu Bến Cốc đến đường Hồ Chí Minh, tuyến từ xã Phương Hạnh đến xã Thủy Xuân Tiên, đã đươc bê tông hóa 100%. Tuy nhiên nhiều đoạn đã xuống cấp cần cải tạo, tu bổ mặt đường,một số là đường đất, bao gồm tuyến đường ở 2 thôn Đông Tiến và Việt An, kết cấu đường đất, đã ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân, đặc biệt là vào mùa mưa.

- Thủy lợi: Công tác thủy lợi phát triển khá, nhất là việc xây dựng kênh mương bê tông, tu bổ công trình đê điều, nạo vét để tạo nguồn nước tại chỗ. Hệ thống trạm bơm bao gồm: trạm bơm tưới có công suất 600m3/h và trạm bơm tiêu có công suất 1800m3/h. Các trạm bơm này đều nằm ở thôn Tiến Tiên, có chất lượng trung bình, đảm bảo phần nào nhu cầu tưới tiêu trên địa bàn.

Hệ thống kênh mương chính có tổng chiều dài 11,4km, hầu hết đã đươc bê tông hóa 100%, riêng tuyến kênh xã Văn Sơn- Đông Tiến và tuyến kênh xã Hồ Miếu – Đồng Nám là kết cấu bằng đất.

Hê ̣thống hồ chứa nước đều đã xuống cấp bao gồm các hồ sau: hồ Hạnh Tiên, hồ Đâp Vàng, hồ Văn Sơn. Như vậy có thể thấy, xã Tân Tiến có khá nhiều hồ chứa nước trữ lượng nước khá lớn, cùng với sông Bùi ở phía Bắc, là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất.

- Hệ thống năng lượng truyền thông: Hiện nay, xã đang sử dụng điện lưới quốc gia để phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xã có 08 trạm điện phân bố đều trong xã, đáp ứng nhu cầu về điện cho sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong xã.

- Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng bước được hiện đại.

- Văn hóa: Tất cả các khu trên địa bàn xã đều có khu vực sinh hoạt văn hóa - thể thao, song cơ sở vật chất đang xuống cấp và cũng chưa phát huy hết công suất sử dụng.

- Cơ sở y tế: Xã có 1 trạm y tế phuc vụ công tác khám chữa bệnh của nhân. Cơ sở vật chất của trạm y tế đang ngày càng được cải thiện. Tinh giảm các thủ tục, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng có hiệu quả.

- Cơ sở giáo dục - đào tạo: Nhìn chung, ngành giáo dục trên địa bàn xã đang phát triển cả về quy mô và chất lượng. Số lượng học sinh ngày càng

tăng. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT luôn ở mức cao, khoảng 99%. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học hàng năm đạt từ 82% - 86%. Toàn xã có 03 trường học bao gồm: 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở.

- Cơ sở thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao của xã được phát triển rộng khắp dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các khu dân cư, cơ quan ban nghành, các trường học, góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, thu hút nhiều lứa tuổi tham gia tập luyện.

4.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của xã Tân Tiến 4.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Tiến

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Tiến năm 2013

TT Chỉ tiêu

Hiện trạng Năm 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 1270.88 100

1 Đất nông nghiệp NNP 759.71 59.78

1.1 Đất lúa nước DLN 442.68 34.83

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 115.21 9.07

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 112.19 8.83

1.4 Đất rừng sản xuất RSX 24.06 1.89

1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 65.57 5.16

2 Đất phi nông nghiệp PNN 349.7 27.52

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình

sự nghiệp CTS 1.86 0.15

2.2 Đất quốc phòng CQP 29.32 2.31

2.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 57.18 4.50 2.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 12.89 1.01

2.5 Đất di tích danh thắng DDT 2.23 0.18

2.6 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 7.87 0.62

2.7 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.87 0.07

2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 9.37 0.74

2.9 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 116.27 9.15

2.10 Đất sông, suối SON 17.97 1.41

2.11 Đất phát triển hạ tầng DHT 93.87 7.39

3 Đất chưa sử dụng CSD 125.96 9.91

4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 35.51 2.79

( Nguồn: Công ty Tài Nguyên Môi Trường Gia Linh )

4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai

Nhìn chung Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Xã thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật. Kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã giai đoạn 2011-2015; Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai.

* Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất của địa phương - Đánh giá chung: Việc quản lý đất đai đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đất sản xuất nông nghiệp bị giảm do chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các dự án do nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng phát triển.

- Tình hình sử dụng đất của các tổ chức: Nhìn chung việc sử dụng đất của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn xã Tân Tiến là khá ổn định và hiệu quả. diện tích được giao đã được đưa vào sử dụng đúng mục đích, được xác định ranh giới rõ ràng.

Những thuận lợi và khó khăn:

Trong những năm qua được sự quan tâm của đảng uỷ, UBND xã Tân Tiến đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn về công tác địa chính thực hiện phối hợp với các đơn vị đo đạc bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐ đất và giải quyết những vướng mắc và đề nghị của nhân dân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp người dân còn tranh chấp nhiều, địa hình đi lại khó khăn, các hộ sống thưa ở vùng đồi núi cũng ảnh hưởng tới công tác quản lí của UBND xã.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm microstation famis và sử dụng máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ số 1 xã tân tiến huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)