Tổng quan công nghệ về GNSS và máy RTK

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác đo vẽ chỉnh lý thành lập bản đồ địa chính tờ số 44 tỷ lệ 1 1000 xã tân thành huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

Hệ thống GNSS là một hệ thống định vị, đẫn đường được triển khai vào những năm 70 của thế kỷ 20. Ban đầu nó được ứng dụng trong quân sự nhưng sau đó nó được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống như kinh tế, xã hội… và đặc biệt trong ngành Trắc Địa - Bản Đồ. Với công nghệ GNSS các giai đoạn của đo đạc và thành lập bản đồ được rút ngắn đi đắng kể, giúp giảm bớt chi phí, nhân công, thời gian trong tổ chức sản xuất Trắc Địa Bản Đồ.

GNSS (Global Navigation Satellite System): là tên dùng chung cho các hệ thống định vị toàn cầu sử dụng vệ tinh như GPS (Hoa Kỳ), Hệ thống định vị Galileo (Liên minh châu Âu), GLONASS (Liên bang Nga) và Hệ thống định vị Bắc Đẩu (Trung Quốc). (Wikipedia).

GPS (Global Positioning System) dùng để chỉ hệ thống định vị toàn cầu do Bộ quốc phòng Mỹ thiết kế và điều hành. Bộ Quốc phòng Mỹ thường gọi GPS là NAVSTAR GPS (Navigation Signal Timing and Ranging Global Positioning System). Mọi người đều có thể sử dụng GPS miễn phí. Vệ tinh đầu tiên của GPS được phóng vào tháng 2 năm 1978, vệ tinh gần đây nhất là vệ tinh GPS IIR-M1 được phóng vào tháng 12 năm 2005 (Wikipedia, 2006).

GLONASS (Global Orbiting Navigation Satellite System, Hệ thống vệ tinh dẫn đường quỹ đạo toàn cầu do Liên bang Sô viết (cũ) thiết kế và điều hành. Ngày nay hệ thống GLONASS vẫn được Cộng hoà Nga tiếp tục duy trì hoạt động. Hệ thống GLONASS bao gồm 30 vệ tinh chuyển động trong ba mặt phẳng quỹ đạo (nghiêng 64.8 độ so với mặt phẳng xích đạo) xung quanh trái đất với bán kính 25.510 km (Yasuda, 2001).

GALILEO là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu được xây dựng bởi Liên Minh Châu Âu. GALILEO khác với GPS (Hoa Kì) và GLONASS (Liên Bang Nga) ở chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lí bởi các tổ chức dân dụng, phi quân sự (Yasuda, 2001).

HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ BẮC ĐẨU: là một dự án của Trung Quốc phát triển một hệ thống vệ tinh định vị độc lập. Tên gọi này có thể đề cập một hoặc cả hai thế hế hệ thống định vị của Trung Quốc. Hệ thống Bắc Đẩu đầu tiên, chính thức được gọi là "Hệ thống thử nghiệm định vị vệ tinh Bắc Đẩu", hay được gọi là "Bắc Đẩu 1", bao gồm 3 vệ tinh và có giới hạn bao trả và các ứng dụng. Nó đã được cung cấp dịch vụ chuyển hướng chủ yếu cho các khách hàng ở Trung Quốc và từ các vùng lân cận từ năm 2000. (Wikipedia) 2.4.2. Công nghệ về máy RTK

- RTK là tên viết tắt của cụm từ Real-Time Kinematic, nghĩa là kỹ thuật đo động thời gian thực. Về mặt nguyên tắc RTK rất tương tự như kỹ thuật GPS. Nói ngắn gọn công nghệ RTK là một phương pháp đo đạc hiện đại có độ chính xác cao và nhanh chóng bằng máy RTK. Công nghệ RTK (Real Time Kinematic) là một phương pháp đo đạc hiện đại có độ chính xác cao và nhanh chóng. RTK được ứng dụng trong nhiều công tác trắc địa: Khảo sát địa hình, thành lập bản đồ địa chính, khảo sát giao thông, thủy, lợi,... Trong công tác đo sâu: RTK cũng khẳng định được thế mạnh của công nghệ về tốc độ và độ chính xác.

- Một bộ máy RTK gồm 01 máy tĩnh (trạm BASE) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế

WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại điểm cần xác định toạ độ. Cả hai loại máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ toạ độ WGS-84 và hệ toạ độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định về hệ VN-2000. Trên màn hình cửa sổ điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bấm OK để lưu kết quả vào sổ tay.

- Số gia cải chính sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động ROVER nhằm mục đích hiểu chỉnh vị trí các mát di động để đạt được độ chính xác cao.

- Bộ phận phát mang số cải chính đi làm tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF (radio) công xuất 25W với 9 kênh tương ướng với các tần số khác nhau.

- Phạm vi hoạt động của máy ROVER so với máy BASE lên tới đến 12 km trong điều kiện thuận lợi.

- Sai số của phương pháp đo nay có thể đạt được là:

+ Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms + Sai số cao độ: 20mm + 1ppm Rms

- Dữ liệu đo đạc của phương pháp này là tọa độ và độ cao của điểm đo trong hệ thống tọa độ quốc gia VN-2000 hoàn toàn không phải sử lý gì thêm (Nguyễn Hữu An, 2016).

Hình 2.5. Một bộ máy RTK

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác đo vẽ chỉnh lý thành lập bản đồ địa chính tờ số 44 tỷ lệ 1 1000 xã tân thành huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)