Thiết bị RTK SQ-GNSS

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 39 tỷ lệ 1 1000 xã kim ngọc huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 39 - 43)

Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Tổng quan công nghệ về GNSS và máy RTK

2.4.5. Thiết bị RTK SQ-GNSS

- Định vị động học thời gian thực (RTK) là một kỹ thuật điều hướng vệ tinh được sử dụng để tăng cường độ chính xác của dữ liệu vị trí xuất phát từ các hệ thống định vị dựa trên vệ tinh (hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu, GNSS) như GPS, GLONASS và GALILEO. Nó sử dụng các phép đo pha của sóng mang tín hiệu cùng với nội dung thông tin của tín hiệu và dựa vào một trạm tham chiếu duy nhất hoặc trạm ảo nội suy để cung cấp hiệu chỉnh thời gian thực, cung cấp độ chính xác đến từng centimet.

- Đây là phương pháp đo động xử lí tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở (trạm Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính tán ra một số nguyên đa trị.

- Với độ chính xác 1 cm trên mỗi điểm đo, thiết bị định vị công nghệ giải pháp RTK đã và đang được sử dụng rộng rãi khắp Việt Nam trong công tác đo đạc địa chính, địa hình, khảo sát, đo vẽ bản đồ…

- Mỗi thiết bị SQ-GNSS đều có thể đóng vai trò như trạm Base hoặc máy đo Rover (dễ dàng chuyển đổi vai trò bằng ứng dụng). Do đó, khi kết hợp 2 - 3 bộ có thể vận hành theo mô hình 1 trạm Base cho 3 - 5 máy đo Rover. Ngoài ra, mỗi thiết bị SQ-GNSS đều có thể đo độc lập, lưu dữ liệu cạnh thô, tham gia công tác đo cạnh tĩnh (đo tĩnh).

- Đặc biệt, tất cả ứng dụng đều chạy trên các thiết bị điện thoại thông minh hệ điều hành Android (hệ điều hành phổ biển nhất thế giới hiện nay).

Mọi điện thoại, máy tính bảng dùng HĐH Android đều có thể tải về và cài đặt miễn phí dễ dàng từ Cửa Hàng Ứng Dụng của Google (Google Play Store).

Các ứng dụng gọn nhẹ không yêu cầu cấu hình đặc biệt, vì thế có thể dùng được trên các điện thoại chạy hệ điều hành Android có giá bình dân nhất trên thị trường hiện nay.

* 1 bộ RTK SQ-GNSS bao gồm:

- 01 thiết bị SQ-GNSS (đều có thể sử dụng làm Base/Rover/Đo tĩnh độc lập).

- 01 RTK Anten GPS L1/L2 + BDS B1/B2/B3 + GLONASS G1/G2 - 02 cáp Anten, 3 mét mỗi sợi

- 01 pin 10.000 mAh - 01 cáp nguồn

- 01 cáp dữ liệu DB9 + Nguồn - 01 đầu chuyển Anten

- 01 sạc cổng USB - 01 cáp sạc USB - 01 Ba lô

- Hộp nhựa chuyên dụng (01 hộp dùng chung cho 02 bộ)

2.4.5.2. Thông số kĩ thuật

Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật máy SQ-GNSS

Tên máy SQ-GNSS

Số lượng kênh thu đồng thời 192 kênh

Hệ thống vệ tinh định vị GPS L1+L2, Glonass G1, Beidou B1+B3 Công nghệ cải chính RTK Có hỗ trợ, đạt sai số đến centimet

Tần số xuất tọa độ Tối đa 10Hz (10 vị trí trong 1 giây)

Độ chính xác khi đo độc lập Phương ngang: 1,5 m, phương đứng 3,0 m Độ chính xác RTK P.ngang: 1cm + 1ppm, P.đứng: 1,5cm + 1ppm Độ chính xác khi di chuyển 0,03m/s

Thời gian xác định tọa độ lần đầu Nhỏ hơn 50 giây Thời gian khởi động Nhỏ hơn 10 giây

Cổng giao tiếp Cổng COM DB9-RS232, Bluetooth

Nguồn điện 5V

Công suất 2.5 W

2.4.5.3. Các Phần mềm đi kèm

- Thiết bị sử dụng phần mềm đi kèm do tác giả Nguyễn Minh Quang phát triển.

+ Phần mềm SQ-GNSS Base station: Dùng để kết nối thiết bị SQ- GNSS (đang đóng vai trò trạm máy Base) với Server trung tâm.

+ Phần mềm SQ-GNSS Config: Ứng dụng dùng để lưu dữ liệu đo tĩnh cho thiết bị định vị SQ-GNSS vào file dữ liệu thô.

+ Phần mềm SQ-GNSS Đo tĩnh: Phương pháp đo tĩnh được sử dụng để xác định hiệu toạ độ (hay vị trí tương hỗ) giữa hai điểm xét với độ chính xác cao, thường là nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác trắc địa địa hình.

+ Phần mềm SQ-GNSS Rover (đo động): Phương pháp đo động cho phép xác định vị trí tương đối của hàng loạt điểm so với điểm đã biết, trong đó tại mỗi điểm đo chỉ cần thu tín hiệu trong vòng một phút.

2.4.5.4. Quy trình thành lập mảnh bản đồ địa chính bằng GNSS RTK QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN

ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS-RTK

Đánh

.

(Nguồn: Thông tư 25 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) Hình 2.6: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính Bước 6: Kiểm tra

và nghiệm thu Bước 1: Xây dựng

thiết kế kỹ thuật

Bước 2: Công tác chuẩn bị

Bước 3: Công tác ngoại nghiệp

Bước 4: Biên tập tổng hợp

Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc giới thửa đất

Xử lý số liệu đo đạc, biên tập theo điểm đo chi tiết

Biên tập gán nhãn thửa đất( loại đất, chủ sử dụng, đối tượng sử dụng,..)

Tiến hành phân mảnh bản đồ theo các tỷ lệ, tiếp biên các mảnh tiếp giáp

Biên tập BĐĐC, hoàn thiện các tờ địa chính theo quy phạm

Bước 5: Hoàn

thiện bản đồ Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo quy định

Báo cáo thuyết minh

Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp Đánh giá, phân loại tài liệu

Thiết kế thu mục lưu trữ Các tệp chuẩn cho bản đồ

Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS- RTK

Xác định khu vực khu vực đo vẽ

Bản đồ địa chính

Phần 3

Một phần của tài liệu Ứng dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 39 tỷ lệ 1 1000 xã kim ngọc huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)