Bảo vệ môi tr−ờng mỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn công nghệ khai thác có hiệu quả các khoáng sản sa khoáng và áp dụng vào thực tiễn khai thác tại công ty cổ phần cromit cổ định thanh hoá tkv (Trang 76 - 81)

Chương 5: Lựa chọn đồng bộ thiết bị và công nghệ khai thác áp dụng tại Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hoá - TKV

5.3. Bảo vệ môi tr−ờng mỏ

5.3.1. Tác động tới môi trờng.

a. Môi tr−ờng không khí.

- Hoạt động khai thác, chế biến quặng sẽ gây tác động đến môi trường không khi khu vực bởi các tác nhân ô nhiễm sau đây:

+ Bụi đất, đá phát sinh trong quá trình khai thác từ các hoạt động san gạt, bốc xúc quặng lên xe vận chuyển…

+ Bụi phát sinh trên tuyến đ−ờng vận chuyển nguyên liệu từ mỏ khai thác về khu tuyển.

+ Khí thải động cơ do hoạt động của các máy móc: máy xúc, máy ủi, máy phát điện… Thành phần bao gồm các loại khí độc nh− COx, NOx, SO2….

+ Mùi hôi phát sinh từ khu vực chứa rác thải, cống rãnh thoát n−ớc và khu nhà vệ sinh của CBCNV.

b. Tiếng ồn.

- Hoạt động của các phương tiện, máy móc tham gia khai thác: xe ủi, máy xúc, ô tô… trong quá trình khai thác.

- Hoạt động của các máy nghiền, sàng rung, máy tuyển từ, băng tải trong quá trình tuyển quặng tại khu tuyển.

- Hoạt động của phương tiện vận chuyển quặng từ mỏ khai thác về khu chế biến và vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.

c. N−ớc thải.

N−ớc thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại khu mỏ.

N−ớc thải sản xuất, bao gồm n−ớc thải của quá trình rửa nguyên liệu, phun ẩm chống bụi tại khu vực đang khai thác và trên tuyến đ−ờng vận chuyển, nước khai thác, tuyển quặng. Thành phần gồm các loại đất đá thải, quặng đuôi…

N−ớc m−a chảy tràn trên toàn bộ diện tích khu mỏ khai thác.

d. Chất thải rắn.

Rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân trên khai tr−ờng và x−ởng chế biến quặng. Bao gồm các loại bao bì, chai… đựng thức ăn nước uống

- Đất đá rơi vãi trong quá trình khai thác và vận chuyển.

- Đất đá quặng đuôi, bùn thải, ra trong quá trình chế biến quặng.

e. Môi trường đất.

Việc khai thác quặng crômit gây tác động tương đối lớn tới môi trường

đất, các biểu hiện suy thoái môi trường đất như sau:

- Thay đổi mặt bằng ban đầu của mặt đất, thay đổi địa hình khu vực.

- Xáo trộn đất làm thay đổi thành phần và thoái hóa đất thổ nh−ỡng.

Theo thời gian và qui mô khai thác, một diện tích lớn trong khu mỏ sẽ biến thành những hồ trữ n−ớc cho khai thác, thành moong khai thác, thành bãi thải cát sỏi, bãi thải bùn tạm thời theo chu trình quy hoạch khai - tuyển của mỏ, khi ch−a hoàn thổ thì không có khả năng canh tác nông nghiệp.

5.3.2. Các biện pháp giảm thiểu môi trờng.

a. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.

* Tại khu vực khai thác:

Bụi trên công tr−ờng khai thác và trên tuyến đ−ờng:

+ Để phòng chống bụi ở tầng khai thác, điểm dỡ quặng… lắp đặt các ống nước chuyên dùng để phun ẩm hạn chế bụi ảnh hưởng đến công nhân làm việc.

+ Th−ờng xuyên phun ẩm trên bề mặt (khai tr−ờng và các tuyến đ−ờng vận chuyển quặng nguyên khai từ mỏ về khu tuyển) tăng tần suất phun ẩm tại những thời điểm khô hanh, nhiều gió.

+ Khi vận chuyển đá các xe phải đ−ợc phủ kín bằng bạt, chạy đúng tốc độ quy

định.

+ Trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân tham gia khai thác trên công trường như: kính bảo vệ mắt, găng tay, áo quần bảo hộ lao động…

* Tại khu vực chế biến:

Bố trí nhà xưởng chế biến thông thoáng đảm bảo môi trường vi khí hậu trong nhà xưởng để hạn chế bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân làm việc trong nhà x−ởng.

Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong khi tuyÓn.

b. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

* Đối với tiếng ồn phát sinh từ quá trình khai thác:

Sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại đảm bảo các yêu cầu về tiếng ồn theo các quy định hiện hành.

Bố trí các tuyến làm việc không chồng chéo, sử dụng các tuyến vận chuyển ngắn nhất.

Phân luồng giao thông trên tuyến đ−ờng vận chuyển từ mỏ về khu tuyển tránh vận chuyển tập trung.

Trang bị đầy đủ cho cán bộ, công nhân làm việc trên khai trường dụng cụ bảo hộ lao động.

* Trong quá trình chế biến:

Lắp đặt thiết bị đạt tiêu chuẩn về độ ồn theo quy định hiện hành của nhà n−íc.

Các loại máy móc phải đ−ợc lắp đặt trên các bệ móng vững chắc, đủ khối l−ợng.

Tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền.

Ngoài ra, cần phải lắp đặt các đệm cao su giữa các mối nối để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung.

Bố trí khu tuyển cách xa các khu chức năng khác nh−: nhà làm việc, nhà ở công nhân, để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực này.

c. Giải pháp khắc phục và hoàn thổ.

- Công nghệ, thiết bị ứng dụng để giải quyết vấn đề môi trường được cụ thể trong báo cáo ĐTM. Trong phạm vi luận văn, đưa ra giải pháp lưu giữ cát sỏi trong các bãi thải có đê bao, nước thải được thu hồi tái sử dụng cho công tác khai thác, hạn chế được phần lớn tác động xấu gây ô nhiễm môi trường

đất.

- Khi khai thác xong một chu kỳ, các bãi thải bùn sẽ đợc tháo khô, khai thác sét betonit, sau đó san gạt làm phẳng bề mặt, trải phủ một lớp đất trồng trên mặt để tái sử dụng đất, trồng cây hoặc cỏ cho chăn nuôi. Những nơi hố khai thác sâu, và khi kết thúc mỏ có thể không hoàn thổ mà san gạt giảm độ sâu và chuyển đổi mục đích sử dụng, làm hồ sinh thái và nuôi trồng thủy sản.

Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn công nghệ khai thác có hiệu quả các khoáng sản sa khoáng và áp dụng vào thực tiễn khai thác tại công ty cổ phần cromit cổ định thanh hoá tkv (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)