Các phương pháp xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến nghị sử dụng công nghệ thổi rữa và bơm phụt vữa xi măng ở đáy cọc khoan nhồi nhằm gia tăng sức chịu tải của cọc trên địa bàn hà nội (Trang 47 - 73)

Chương 2: Cọc khoan nhồi- giải pháp nền móng thích hợp cho xây dựng nhà cao tầng ở Hà Nội

2.3. Các phương pháp xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi

Sức chịu tải dọc trục của cọc khoan nhồi đ−ợc phân biệt làm hai loại:

1. Sức chịu tải theo vật liệu, Qvl 2. Sức chịu tải theo đất nền, Qđn.

Trong đó, sức chịu tải của cọc theo vật liệu, sức chịu tải cực hạn, Quvl sẽ đ−ợc tính toán dựa trên cường độ cực hạn của vật liệu làm cọc. Còn về phương diện sức chịu tải của cọc theo đất nền, do cọc có thể truyền tải trọng từ kết cấu bên trên xuống đất nền theo một trong hai (hoặc cả hai) phương thức là dựa trên ma sát kết hợp với lực dính của đất xung quanh thân cọc và dựa trên khả năng chịu tải của đất nền tại vị trí mũi cọc, cho nên sức chịu tải của cọc theo đất nền đ−ợc phân biệt làm hai thành phần nh− sau:

• Sức kháng bên Qs – là phản lực của đất nền tác dụng lên xung quanh thân cọc;

• Sức kháng mũi Qp – là phản lực của đất nền dưới mũi cọc tác dụng lên cọc.

Sức chịu tải của cọc về phương diện đất nền lúc này được viết dưới dạng tổng quát nh− sau:

Qu®n = Qs + Qp (2.1a) Trong trường hợp cọc chống thì thành phần ma sát bên Qs = 0; khi đó sức chịu tải của cọc về phương diện đất nền sẽ là:

Qu®n = Qp (2.1b)

Để đánh giá các sức kháng này, ta phải khảo sát nền đất, tiến hành các thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện tr−ờng.

Với các cọc nói chung, sức chịu tải cực hạn của cọc sẽ là giá trị nhỏ nhất khi so sánh sức chịu tải của cọc theo vật liệu và sức chịu tải theo đất nền. Với cọc khoan nhồi để kinh tế ta có thể thiết kế với Quvl ≈ Quđn.

Sức chịu tải của cọc theo đất nền đ−ợc quyết định bởi hai thành phần kháng bên và kháng mũi. Nghiên cứu sự hình thành và cơ chế huy động sức kháng riêng biệt của mỗi thành phần này cho phép đánh giá một cách định l−ợng về quan hệ giữa tải trọng tác dụng vào cọc và chuyển vị của cọc.

Để tính toán sức chịu tải theo phương thẳng đứng của cọc khoan nhồi đơn theo điều kiện đất nền thường có nhiều phương pháp, nhưng đều xuất phát từ một trong hai cách sau:

Cách thứ 1: Dựa vào kết quả thí nghiệm mẫu đất trong phòng thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ lý của đất và điều kiện phân bố môi trường để tính toán sức chịu tải của cọc khoan nhồi đơn. ở đây áp dụng công thức tính toán sức chịu tải của cọc theo lý thuyết về độ bền của đất. Do đó, sức chịu tải này có thể gọi là sức chịu tải theo công thức lý thuyết.

Cách thứ 2: Dựa vào kết quả khảo sát bằng thiết bị thí nghiệm hiện trường để xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi đơn. Thông thường có thể phân thành 2 nhóm ph−ơng pháp chi tiết hơn:

Nhóm 1: Sử dụng kết quả của các phương pháp xuyên tĩnh, xuyên động,...

Nhóm 2: Sử dụng kết quả các phân tích về mối quan hệ độ lún – tải trọng trong các thí nghiệm tĩnh, động,...

Kết quả của việc xác định sức chịu tải của cọc đơn theo phương pháp thí nghiệm hiện tr−ờng có sai số nhỏ hơn khi tính theo công thức lý thuyết nh−ng thường lại đòi hỏi chi phí rất cao, nhất là với các cọc có đường kính lớn, sức chịu tải lớn thì công tác thí nghiệm rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Trong điều

kiện nước ta hiện nay, việc xác định sức chịu tải bằng các công thức lý thuyết vẫn là việc làm có ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Để tính toán sức chịu tải của một cọc khoan nhồi đơn theo điều kiện vật liệu th−ờng áp dụng các công thức thiết kế cấu kiện BTCT chịu nén lệch tâm có mặt cắt tròn.

2.3.1. Các ph−ơng pháp tính sức chịu tải của cọc theo công thức lý thuyết

2.3.1.1. Xác định sức chịu tải dọc trục của cọc khoan nhồi theo Tiêu chuẩn Việt Nam

A. Xác định sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cường độ của đất nền (TCXD 205:1998 và TCXD 195:1997):

Công thức xác định sức chịu tải cực hạn của cọc đ−ợc thể hiện nh− sau:

Qu = Qs + Qp (2.2) Hay Qu = Asfs + Apqp (2.3) Sức chịu tải cho phép lúc này sẽ là: Qa =

p p s s

FS Q FS

Q + (2.4a)

Theo TCXD 195:1997, sức chịu tải cho phép có thể còn đ−ợc xác định theo công thức sau:

Qa = FS Qu

(2.4b)

Trong đó:

Qu – sức chịu tải cực hạn của cọc Qa – sức chịu tải cho phép của cọc

Qs – sức chịu tải cực hạn do ma sát thành bên Qp – sức chịu tải cực hạn do sức chống ở mũi cọc fs – ma sát bên đơn vị giữa cọc và đất

qp – cường độ chịu tải của đất ở mũi cọc As – diện tích mặt bên của cọc

Ap – diện tích ở mũi cọc

FSs, FSp – lần l−ợt là các hệ số an toàn cho thành phần ma sát bên và cho sức chống d−ới mũi cọc có giá trị theo TCXD 205:1998 đ−ợc chọn trong khoảng:

FSs = 1,5 ÷ 2,0; FSp = 2,0 ÷ 3,0.

Trong khi đó theo TCXD 195:1997 các hệ số an toàn FSs, FSp hoặc FS đ−ợc lựa chọn theo từng ph−ơng pháp tính.

Đối với các loại đất nói chung:

• Công thức chung để xác định ma sát bên đơn vị tác dụng lên cọc là:

fs =σ'htgϕa +ca (2.5) Trong đó:

ca – lực dính giữa thân cọc và đất (T/m2)

σ’h – ứng suất hữu hiện trong đất theo phương vuông góc với mặt bên cọc (T/m2)

φa – góc ma sát giữa cọc và đất nền.

• Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc được tính theo công thức:

γ γ

σ N d N cN

qp = c + 'vp q + p (2.6)

Trong đó:

c – lực dính của đất (T/m2)

σ’vp – ứng suất hữu hiệu theo phương thẳng đứng tại độ sâu mũi cọc do trọng l−ợng bản thân đất (T/m2)

γ – khối l−ợng thể tích của đất ở độ sâu mũi cọc (T/m3)

Nc, Nq, Nγ – hệ số sức chịu tải, chủ yếu phụ thuộc vào góc ma sát trong của

đất và hình dạng mũi cọc.

Đối với đất dính:

• Lực ma sát đơn vị đ−ợc xác định nh− sau:

fs =α.cu (2.7) Trong đó:

cu – sức chống cắt không thoát nước của đất nền (T/m2)

α – hệ số không thứ nguyên lấy bằng 0,3 ữ 0,45 cho sét dẻo cứng và lấy bằng 0,6 ữ 0,8 cho sét dẻo mềm.

Khi tính fs theo công thức (1.7) cần chú ý những điểm sau:

- Hệ số an toàn cho ma sát thành bên cọc lấy bằng 2,0 ữ 3,0 (theo TCXD 205:1998) và lấy bằng 2,0 ữ 2,5 (theo TCXD 195:1997).

- Giá trị giới hạn của αcu tính theo công thức này lấy bằng 1 kG/cm2.

• Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc được xác định theo công thức:

u c

p N c

q = (2.8)

Với Nc – hệ số chịu tải lấy bằng 6,0.

Theo phương pháp này TCXD 195:1997 qui định hệ số an toàn cho riêng thành phần sức kháng mũi cọc FSp và hệ số an toàn tổng thể FS đều lấy bằng 2,5÷3,0.

Đối với đất rời:

• Lực ma sát đơn vị đ−ợc xác định nh− sau:

fs =Ksσ'vtgϕa (2.9) Trong đó:

Ks – hệ số áp lực ngang trong đất ở trạng thái nghỉ, lấy theo hình B.2 (TCXD 205:1998)

σ’v – ứng suất hữu hiệu trong đất ở độ sâu tính toán ma sát bên tác dụng lên cọc (T/m2)

• Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc được tính theo công thức sau:

qp =σ'vp Nq (2.10) Trong đó:

σ’vp – ứng suất hữu hiệu theo phương thẳng đứng tại mũi cọc (T/m2)

Nq – hệ số sức chịu tải, xác định theo hình B.3 (TCXD 205:1998) hoặc theo hình 1 (TCXD 195:1997). Với chú ý rằng góc ϕ ở hình này bằng ϕ’1 = 30 (ϕ’1 là góc ma sát trong của đất trước khi hạ cọc).

Khi tính toán sức chịu tải của cọc cho đất rời cần chú ý các điểm sau:

- Hệ số an toàn cho ma sát thành bên cọc lấy bằng 2,0 ữ 3,0 (theo TCXD 205:1998) và lấy bằng 2,0 ữ 2,5 (theo TCXD 195:1997).

- Theo TCXD 195:1997, hệ số an toàn tổng thể FS đ−ợc lấy bằng 2,5 ữ 3,0 còn hệ số an toàn cho riêng thành phần sức kháng mũi cọc FSp lấy ≥ 2,0 ữ 3,0.

- Cường độ chịu tải dưới mũi cọc mà ma sát bên đơn vị tác dụng lên cọc ở những độ sâu lớn hơn độ sâu giới hạn, zc (m), được lấy bằng giá trị tương ứng ở độ sâu giới hạn, nghĩa là:

fs(z >zc)= fs(z=zc) ) (

)

( c p c

p z z q z z

q > = =

Độ sâu giới hạn zc đ−ợc xác định theo góc ma sát trong của đất nền theo hình B.4 (TCXD 205:1998). Với chú ý rằng góc ϕ ở hình này bằng ϕ’1 – 30 (ϕ’1 là góc ma sát trong của đất trước khi hạ cọc).

B. Xác định sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lí của đất nền (theo SNIP 2.02.03.85):

Công thức xác định sức chịu tải cho phép của cọc đơn theo chỉ tiêu cơ lí của

đất nền đ−ợc thể hiện bằng công thức sau:

tc tc

a k

Q = Q (2.11) Trong đó:

Qa – sức chịu tải cho phép tính toán theo đất nền của cọc đơn Qtc – sức chịu tải tiêu chuẩn tính toán theo đất nền của cọc đơn ktc – hệ số an toàn lấy phụ thuộc vào ph−ơng pháp thử tải.

Sức chịu tải cực hạn của cọc nhồi có và không có mở rộng đáy cũng nh− của cọc chịu tải trọng nén đúng tâm đ−ợc xác định theo công thức:

Qtc =m(mRqpAp +umf fili) (2.12) Trong đó:

m – hệ số điều kiện làm việc, trường hợp tựa lên nền đất sét có độ no nước G

< 0,85 lấy m = 0,8 còn trong các tr−ờng hợp khác lấy m = 1.

mR – hệ số điều kiện làm việc của đất dưới mũi cọc được lấy như sau:

+ Cọc mở rộng đáy bằng nổ mình lấy mR = 1,3

+ Thi công cọc mở rộng đáy bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước lấy mR = 0,9

+ Các tr−ờng hợp khác mR = 1.

qp – cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc (T/m2)

Ap – diện tích mũi (m2) u – chu vi của thân cọc

mf – hệ số điều kiện làm việc của đất ở mặt bên cọc, phụ thuộc vào phương pháp tạo lỗ khoan, lấy theo bảng A.5 (TCXD 205:1998)

fi – ma sát bên của lớp đất i ở mặt bên của thân cọc (T/m2), lấy theo bảng A.2 (TCXD 205:1998)

li – bề dầy lớp đất thứ i (m).

Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc, qp được xác định như sau:

a. Đối với đất hòn lớn có chất độn là cát và đối với đất cát:

qp =0,75β(γ'1dpA0k +αγ1LB0k) (2.13) Trong đó:

β, A0k, α, B0k – là các hệ số không thứ nguyên phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất, lấy theo bảng A.6 (TCXD 205:1998)

γ’1 – giá trị tính toán của trọng lượng thể tích đất (T/m3), ở phía dưới mũi cọc (khi đất no nước có kể đến sự đẩy nổi trong nước)

γ1 – giá trị tính toán trung bình (theo các lớp) của trọng l−ợng thể tích đất (T/m3), nằm phía trên mũi cọc (khi đất no nước có kể đến sự đẩy nổi trong nước)

L – chiều dài cọc (m)

dp - đường kính của cọc nhồi hoặc của đáy cọc (nếu mở rộng đáy cọc) (m) b. Đối với đất sét:

Giá trị qp đ−ợc lấy theo bảng A.7 (TCXD 205:1998), phụ thuộc vào chiều sâu mũi cọc và chỉ số độ sệt Is.

2.3.1.2. Xác định sức chịu tải dọc trục của cọc khoan nhồi theo Tiêu chuẩn thiết kế Austroad – 1992 của úc

Sức chịu tải cực hạn Qu của cọc bao gồm hai thành phần: ma sát mặt bên và sức chống ở mũi cọc:

Qu =Qs +Qp (2.14) Hay Qu = Apqp +Plifi (2.15) Trong đó:

Qs – sức chịu tải cực hạn do ma sát mặt bên

Qp – sức chịu tải cực hạn do sức kháng ở mũi fi – ma sát bên đơn vị giữa cọc và lớp đất thứ i qp – cường độ chịu tải của đất ở mũi cọc P – chu vi cọc

Ap – diện tích ở mũi cọc fi và qp đ−ợc xác định nh− sau:

a. Đối với đất rời:

• fi = Fσ’v khi 0 ≤ z ≤ zL (2.16a) fi = Fσ’vL khi z > zL (2.16b)

• qp = Nqσ’vb khi 0 ≤ z ≤ zL (2.17a) qp = Nqσ’vL khi z > zL (2.17b) Trong đó:

σ’v, σ’vb – ứng suất hữu hiệu theo phương thẳng đứng do tải trọng cột đất tại

độ sâu tính toán ma sát bên và tại độ sâu mũi cọc

σ’vL – ứng suất hữu hiệu theo phương thẳng đứng do tải trọng cột đất tại độ sâu tới hạn zL

z - ộ sâu xác định fi hay qp

zL, F, Nq – lần l−ợt là độ sâu ngàm tới hạn, hệ số sức chịu tải của đất rời xung quanh cọc và hệ số sức chịu tải của đất rời ở dưới mũi cọc được xác định theo bảng 1 d−ới đây hay bảng C37.4.4(B) của Tiêu chuẩn này với d là đ−ờng kính cọc.

Bảng 2.1: Bảng xác định zL, F, Nq

Trạng thái đất zL/d F Nq

Đất rời rạc 6 0,3 25

Đất rời chặt vừa 8 0,5 60

Đất rời chặt 15 0,8 100

b. Đối với đất dính:

fi = α.cu (2.18)

qp = Nccb (2.19)

Trong đó:

cu, cb- sức chống cắt không thoát nước của đất nền xung quanh cọc và dưới mũi cọc, xác định theo kết quả thí nghiệm trong phòng hoặc thí nghiệm cắt cánh ngoài hiện tr−ờng

Nc – hệ số sức chịu tải của đất dính ở dưới mũi cọc, lấy Nc = 9

α - hệ số sức chịu tải của đất dính xung quanh thân cọc, lấy theo hình 1 hoặc hình C3.7.2.4 của Tiêu chuẩn này.

Hình 2.5: Đồ thị xác định hệ số α

2.3.2. Xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo kết quả khảo sát thí nghiệm hiện tr−ờng

2.3.2.1. Xác định sức chịu tải của cọc theo thí nghiệm xuyên (TCXD 205:1998 và TCXD 195:1997)

A. Tính toán theo kết quả xuyên tĩnh (CPT):

1. Theo TCXD 205:1998

Sức chịu tải của cọc đ−ợc tính trên cơ sở sức kháng xuyên đầu mũi qc. Sức chịu tải cho phép của cọc đ−ợc tính theo công thức:

FS

Qa = Qu (2.20) Víi Qu = Qp + Qs (2.21) Hệ số an toàn FS trong công thức (2.20) lấy bằng 2,0 ữ 3,0.

• Sức chống cực hạn ở mũi xác định theo công thức:

Qp = Apqp (2.22) Sức chống cắt không thoát n−ớc Cu(T/m2)

Hệ sốα

0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

20.0 18.0 16.0 14.0 12.0 10.0 8.0 6.0 4.0

Giá trị của qp đ−ợc xác định theo công thức:

qp =Kcqc (2.23) Trong đó:

Kc – hệ số mang tải phụ thuộc vào loại đất, lấy theo bảng C.1 (TCXD 205:1998)

qc - sức kháng xuyên trung bình lấy trong khoảng 3d phía trên và 3d phía d−ới mũi cọc.

• Sức chống cực hạn ở mặt bên cọc đ−ợc tính theo công thức:

Qs =uhifsi (2.24) Trong đó:

u – chu vi tiết diện cọc (m)

hi - độ dài của cọc trong lớp đất thứ i (m)

fsi – ma sát bên đơn vị của lớp đất thứ i và đ−ợc xác định theo sức kháng xuyên đầu mũi qc ở cùng độ sâu, theo công thức:

i c si

f q

=α (2.25) Trong đó:

αi – hệ số phụ thuộc vào loại đất, lấy theo bảng C.1 (TCXD 205:1998).

Sức kháng xuyên qc đ−ợc xác định từ kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT).

Ngoài ra:

Đối với đất rời:

Giữa qc và góc ma sát trong của đất (ϕ) có mối quan hệ xác định theo bảng C.2 (TCXD 205:1998).

Đối với đất dính:

Giữa qc và sức chống cắt không thoát nước của đất dính (cu) có mối tương quan xác định theo công thức sau:

15

v c u

c q −σ

= (2.26) Trong đó: σv – áp lực thẳng đứng do tải trọng bản thân của đất nền gây ra.

2. Theo TCXD 195:1997

Đối với đất rời:

a. Ma sát đơn vị tác dụng lên mặt bên cọc (kG/cm2) đ−ợc dự tính từ sức kháng xuyên đầu mũi qc nh− sau:

fs = nsqc (2.27) Trong đó: ns – hệ số tương quan thực nghiệm xác định theo bảng 1 (TCXD 195:1997).

b. Cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc qp được dự tính từ sức kháng xuyên

®Çu mòi qc nh− sau:

qp = npqc (2.28) Trong đó: np – hệ số tương quan thực nghiệm xác định theo bảng 2 (TCXD 195:1997).

Trong ph−ơng pháp tính này các hệ số an toàn đ−ợc lấy nh− sau:

FS = 2,0 ữ 3,0; FSs = 1,5 ữ 2,0 và FSp = 2,0 ữ 3,0.

Đối với đất dính:

T−ơng quan giữa sức chống cắt không thoát n−ớc cu và sức kháng xuyên qc là:

15

c u

c = q (2.29) Với giá trị cu xác định từ tương quan trên thì cường độ sức kháng bên và cường độ sức kháng mũi của cọc lần lượt được xác định như ở công thức (1.7) và công thức (1.8). Theo phương pháp tính toán này các hệ số an toàn được đề nghị như

sau: FS = 2,0 ữ 3,0; FSs = 1,5 ữ 2,0 và FSp = 2,0 ữ 3,0.

B. Tính toán theo kết quả xuyên tiêu chuẩn (SPT):

1. Theo TCXD 205:1998

• Kết quả xuyên tiêu chuẩn trong đất rời có thể sử dụng để tính toán sức chịu tải cực hạn của cọc theo công thức của Meyerhof (1956) nh− sau:

Qu =K1NAp +K2NtbAS (2.30) Trong đó:

N – chỉ số SPT trung bình trong khoảng 1d d−ới mũi cọc và 4d trên mũi cọc (d là đ−ờng kính cọc)

Ap – diện tích tiết diện mũi cọc (m2)

Ntb – chỉ số SPT trung bình dọc thân cọc trong phạm vi lớp đất rời As – diện tích mặt bên cọc trong phạm vi lớp đất rời (m2)

K1 – hệ số lấy bằng 120 K2 – hệ số lấy bằng 1,0.

Hệ số an toàn khi tính sức chịu tải cho phép là FS = 2,5 ữ 3,0.

• Cũng có thể trực tiếp xác định đ−ợc sức chịu tải cho phép của cọc theo công thức Nhật Bản nh− sau:

QaNaAp (0,2NSLS cuLcd]

3

1 + +

= (2.31)

Trong đó:

Na – chỉ số SPT của đất dưới mũi cọc Ns – chỉ số SPT của lớp cát bên thân cọc Ls – chiều dài đoạn cọc nằm trong đất cát (m) Lc – chiều dài đoạn cọc nằm trong đất sét (m) cu – sức kháng không thoát nước của đất sét (T/m2) α – hệ số lấy bằng 15

d - đ−ờng kính cọc (m).

2. Theo TCXD 195:1997

Đối với đất rời:

Trường hợp cọc trong cát thô hoặc cát trung, ma sát đơn vị tác dụng lên mặt bên cọc trong lớp đất có chỉ số xuyên tiêu chuẩn N được xác định theo tương quan sau:

fs = 0,03N + 0,1 (kG/cm2) (2.32) Còn cường độ chịu tải của đất dưới mũi cọc được tính theo công thức:

qp = K1.N (kG/cm2) (2.33) Trong đó K1 đ−ợc xác định từ bảng 3 (TCXD 195:1997) phụ thuộc vào tên

đất. Trong phương pháp tính này, các hệ số an toàn được đề nghị như sau:

FS = 2,5 ữ 3,0; FSs = 2,0 ữ 2,5 và FSp = 2,5 ữ 3,0.

Đối với trờng hợp chung cho cả đất dính và đất rời:

Sức chịu tải cho phép của cọc Qa (T) đ−ợc xác định theo công thức sau:

Qa =1,5N.Ap +(0,15NcLc +0,43NSLS).Ω−Wp (2.34) Trong đó:

N - chỉ số xuyên tiêu chuẩn trung bình của đất trong khoảng 1d dưới mũi cọc và 4d trên mũi cọc. Nếu N> 60 thì khi tính toán lấy N = 60. Nếu N > 50 thì lấy

N = 50

Nc – giá trị trung bình của chỉ số xuyên tiêu chuẩn trong lớp đất rời Ns – giá trị trung bình của chỉ số xuyên tiêu chuẩn trong lớp đất dính Lc – chiều dài đoạn cọc nằm trong đất rời (m)

Ls – chiều dài đoạn cọc nằm trong đất dính (m) Ω – chu vi tiết diện cọc (m)

Wp – hiệu số giữa trọng l−ợng cọc và trọng l−ợng trụ đất do cọc thay thế (T).

2.2.2.2. Xác định sức chịu tải của cọc theo AASHTO-LRFD-1998 của Mỹ và Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-01

Đây là phương pháp bán thực nghiệm dùng để xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi. Cọc khoan nhồi trong đất dính phải được thiết kế bằng phương pháp tổng ứng suất và ứng suất hữu hiệu đối với các điều kiện tải trọng thoát nước và không thoát n−ớc t−ơng ứng.

Cọc khoan trong đất rời phải được thiết kế bằng phương pháp ứng suất hữu hiệu đối với các điều kiện tải trọng thoát nước, hoặc phương pháp bán thực nghiệm dựa trên các thí nghiệm hiện tr−ờng.

Sức chịu tải cực hạn của cọc khoan nhồi (QR) đ−ợc xác định theo công thức sau:

QR = ϕ.Qn = (ϕqpQp + ϕqsQs) – W (2.35) Qs = qsAs (2.36) Qp = qpAp (2.37)

Trong đó:

Qs – sức kháng thân cọc do ma sát mặt bên (N) Qp – sức kháng ở mũi cọc do phản lực ở chân (N)

W – trọng lượng cọc có kể đến lực đẩy nổi của nước (N) qs – sức kháng đơn vị thân cọc (MPa)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến nghị sử dụng công nghệ thổi rữa và bơm phụt vữa xi măng ở đáy cọc khoan nhồi nhằm gia tăng sức chịu tải của cọc trên địa bàn hà nội (Trang 47 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)