Các hình thức trách nhiệm tài sản

Một phần của tài liệu tc208 (Trang 34 - 36)

Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng bao gồm hai hình thức: phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài phạt bằng tiền áp dụng đối với chủ thể hợp đồng khi có vi phạm hợp đồng. Đây là hình thức trách nhiệm thể hiện sự trừng phạt của Nhà nước đối với bên bội ước sự cam kết của mình trong hợp đồng. Tiền phạt vi phạm do hai bên thoả thuận và ghi vào hợp đồng trên cơ sở khung tiền phạt do pháp luật quy định. Khung tiền phạt chung từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Khung tiền phạt vi phạm cho từng loại vi phạm cụ thể được quy định cụ thể như sau:

- Vi phạm chất lượng hàng hoá hợc công việc bị phạt từ 3% đến 12% giá trị phâầnhợp đồng bị vi phạm về chất lượng. Nếu vi phạm chất lượng trong thời gian bảo hành có thể bị phạt ở mức cao hơn nhất là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

- Vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng thì bị phạt 2% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đậu tiên; nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng thị bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng.

- Vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành việc giao hàng hoá hoặc thực hiện công việc một cách đồng bộ thì bị phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

- Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng hoá, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng thì bên vi phạm bị phạt 4% giá trị của phần hợp đồng đã hoàn thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 12% giá trị hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên.

- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì áp dụng mức lãi suất tín dụng quá hạ của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ ngày hết thời hạn thanh toán.

- Vi phạm tính đồng bộ của hàng hoá, công việc thì bị phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

- Tự ý đình chỉ việc thực hiện hợp đồng khôn gđúng quy định của pháp luật thì bị phạt bằng 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Ngoài những trường hợp trên dây, đối với trường hợp pháp luật chưa định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận mức phạt vi phạm bằng tỉ lệ % giá trị của hợp đồng hoặc bằng một số tiền tuyệt đối nhưng không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Trong trường hợp xảy ra đồng thời nhiều loại vi phạm (như số lượng, chất lượng, thời hạn…) bên vi phạm chỉ phải chịu một loại phạt vi phạm có số tiền phạt ở mức cao nhất theo mức phạt mà các bên đã thoả thuận trong

hợp đồng hoặc mức cao nhất của khung tiền phạt mà pháp luật quy định trong các trường hợp quy định.

Bồi thường thiệt hại là chế tài tài sản áp dụng nhằm khôi phục những lợi ích tài sản cho bên bị vi phạm. Bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ những thiệt hại gây ra bao gồm những thiệt hại trực tiếp và những khoản thu nhập mà lẽ ra bên bị vi phạm có thể thu được nhưng do sự vi phạm hợp đồng nên đã bị bỏ lỡ.

Theo pháp luật hiện hành, bên gây thiệt hại phải bồi thường các khoản sau đây:

- Giá trị tài sản bị hư hỏng, mất mát kể cả tiền lãi phải trả cho ngân hàng (trong trường hợp bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán) và các chi phí cần thiết mà bên bị vi phạm đã phải chi (chi phí chờ đợi, vận chuyển, bảo quản…).

- Các chi phí để ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra (chi phí hợp lí và cần thiết) àm bên vi phạm đã phải chi.

- Tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho người khác do hậu quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng gây ra.

Một phần của tài liệu tc208 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w