1. Các bước rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh Tiểu học 1.1. Tập cho học sinh kể một số chi tiết hoặc từng đoạn của câu chuyện 1.1. Tập cho học sinh kể một số chi tiết hoặc từng đoạn của câu chuyện
1.1.1. Bước chuẩn bị
a. Giúp học sinh nắm vững, hiểu và có cảm xúc đối với câu chuyện sắp kể. Nhờ vậy các em sẽ tự tin, mạnh dạn và chủđộng. Đây là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của học sinh khi tham gia kể chuyện.
b. Tạo cho học sinh tâm thế muốn được kể chuyện cho cô, cho bạn nghe, không ngượng ngùng, rụt rè. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh Tiểu học vì các em còn nhỏ, chưa quen giao tiếp trước đám đông, thiếu tự tin. Lời động viên của cô giáo, không khí thi đua giữa các tổ, nhóm, sự trang trí hoặc bố trí lớp học gợi không khí câu chuyện ... là những cách thức có hiệu quả tạo tâm thế mong muốn được tham gia kể chuyện trong tiết học.
1.1.2. Bước tập kể từng phần câu chuyện
Học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý có những hạn chế. Vì thế lúc đầu nên để các em tập kể từng phần câu chuyện. Tập kể một số chi tiết, tình tiết quan trọng, tập kể từng đoạn trong câu chuyện. Khi tập kể từng đoạn, do
dung lượng ngắn, học sinh có điều kiện tập vận dụng các kĩ năng thích hợp với nội dung đoạn truyện. Giáo viên dành thời gian giúp học sinh luyện tập kĩ năng này. Đối với lớp 2 và lớp 3, giáo viên nên hướng dẫn các em cách nhấn giọng, đổi giọng, kéo dài giọng khi kể, hướng dẫn các em sử dụng một vài động tác hoặc điệu bộ (nét mặt, cử chỉ của tay...) minh họa cho diễn biến của đoạn truyện. Lên lớp trên, giáo viên hướng dẫn các em luyện cách mở đầu câu chuyện, luyện cách ngừng nghỉ một cách nghệ thuật để gây hứng thú (hồi hộp, mong chờ...) cho người nghe; luyện cách sử dụng các hình ảnh minh họa, các đồ dùng dạy học.
Khi dạy học sinh tập kể từng đoạn, giáo viên không gò ép các em rập khuôn theo cách kể của thầy, nên để các em tự kể theo giọng điệu riêng, theo cách thể hiện riêng, xuất phát từ cách cảm, cách hiểu của mình. Chỉ khi nào các em quên hoặc không kể được, giáo viên hãy gợi ý và hướng dẫn thêm.
1.1.3. Bước tập kể toàn bộ câu chuyện
Đây là bước luyện tập ở mức độ cao. So với cách kể từng đoạn, cách kể toàn truyện đòi hỏi người kể phải có trí nhớ tốt, chủđộng trong cách kể. Song nó cũng cho phép người kể sáng tạo và thể hiện khả năng của mình.
ở lớp 2 và 3, thường cuối tiết học, giáo viên mới cho một, hai học sinh khá kể lại toàn truyện. Lên lớp 4 và 5, nếu trình độ kể của học sinh đã khá tốt, phần tập kể từng phần của câu chuyện có thể thu ngắn lại, thời gian chủ yếu dành cho việc tập kể toàn bộ câu chuyện.
ở bước này, học sinh cần luyện tập theo cả hai yêu cầu: kể đúng và kể hay. Để kể đúng, các em cần nắm vững nội dung câu chuyện. Để kể hay, các em phải luyện tập nhiều đểđạt trình độ thành thục hơn.
(Xem Nguyễn Trí – Sđd, tr.184-185)
2. Tổ chức dạy tiết Kể chuyện ở lớp 1
12 câu chuyện được kể trong trong phần Luyện tập tổng hợp đã được biên soạn lại từ truyện ngắn cho cô đọng, hàm súc, có độ dài từ 120 –280 chữ. Các văn bản truyện không được đưa ra trong SGK mà được in trong SGV. SGK chỉ có những tranh minh họa cho nội dung chính của chuyện. HS chỉ nghe thầy cô kể, quan sát tranh và nói về tranh.
Để tiến hành giờ kể chuyện, GV không chỉ có nghệ thuật kể chuyện mà còn phải biết cách tổ chức giờ học để sau khi nghe GV kể, HS nào cũng nhớđược nội dung chính của chuyện, có nhu cầu, có kĩ năng và có điều kiện được kể dù ít nhiều trước lớp.
2.1. Các biện pháp được sử dụng trong giờ Kể chuyện lớp 1 2.1.1. Trực quan bằng hình vẽ 2.1.1. Trực quan bằng hình vẽ
Hệ thống tranh vẽ trong bài Kể chuyện lớp 1 vừa có tác dụng minh họa cho lời kể của thầy cô, vừa là hình thức cốđịnh lại bằng “kí tự” nội dung truyện. Vì vậy, nó được sử dụng trong khi HS nghe kể chuyện và được HS nhìn vào tranh mà kể (nhìn tranh – kể). Vì vậy, GV phải biết khai thác tranh minh họa với mục đích làm cho HS hiểu câu