Th ẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thông qua hoạt động ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế đối với hộ nghèo giai đoạn 2013 2015 (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ H ỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Th ẩm định dự án đầu tư

Sau khi nhận được kết quả xem xét về tư cách pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định DAĐT xin vay vốn của khách hàng.

1.1.5.1. Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư

Việc thẩm định sự cần thiết của DAĐT cần xem xét dựa trên những khía cạnh sau:

SVTH: Hoàng Th Quỳnh Nh ư 13

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Tính phù hợp của sự cần thiết dự án với các chủ trương, chính sách phát triển chung của Nhà nước trên từng khu vực và lĩnh vực cụ thể.

- Tính phù hợp của sự cần thiết với các quy định của Pháp luật.

1.1.5.2. Thẩm định về mặt kinh tế xã hội của dự án đầu tư

Việc đánh giá tác động xã hội của dự án cần được quan tâm, có thể thông qua việc xem xét các vấn đề su đây:

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm , thay đổi tập quán và phương thức sản xuất kinh doanh.

- Khả năng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống về văn hóa, ý tế, sức khỏe của cộng đồng do dự án mang lại.

- Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân, tỷ lệ sinh lời xã hội.

- Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách, có thể đánh gái bằng tổng giá trị các khoản đóng góp (thuế và các khoản thu nộp…).

1.1.5.3. Thẩm định về môi trường của dự án đầu tư

Các dự án được thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan và môi trường xung quanh. Chính vì vậy việc thẩm tra, xem xét đánh giá tác động của các dự án đối với môi trường là rất cần thiết. Các dự án sẽ được chấp nhận nếu:

- Có nhiều tác động tích cực về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Có tác động tiêu cực (nếu có) đến môi trường sinh thái phải không được vượt quá các tiêu chuẩn cho phép của Nhà nước.

Tùy theo tính chất của dự án mà nội dung này có mức độ khác nhau khi thẩm định.

1.1.5.4. Thẩm định về thị trường của dự án đầu tư

Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra của sản phẩm dự án. Theo yêu cầu của dự án, cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường đầu vào (tính thời vụ, điều kiện giao thông, nguồn cung cấp nguyên – vật liệu, điện, nước,…) trên cơ sở đó chỉ ra sự đảm bảo và phù hợp hay không của các phương án thực hiện, có biện pháp nhằm phát huy khắc phục các nhân tố đó. Bên cạnh đó, thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng cần được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học bởi đây là khâu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của dự án.

SVTH: Hoàng Th Quỳnh Nh ư 14

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Cần phân tích đánh giá quan hệ cung cầu về sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án tại thời điểm hiện tại và tương lai, xác định thị trường chủ yếu của sản phẩm, so sánh giá thành sản phẩm với giá bán, giá thị trường của sản phẩm hiện nay, dự báo tương lai những biến động về giá cả thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua… nhằm lựa chọn quy mô đầu tư, thiết bị, công suất phù hợp.

Phân tích thị trường là công việc hêt sức phức tạp nhưng rất quan trọng. Để có được những đánh giá toàn diện, chính xác về khía cạnh này cần phải thu thập đầy đủ thông tin, có sự kết hợp tình hình thực tế với số liệu thống kê cũng như các chính sách của nhà nước, ngành và các địa phương về vấn đề liên quan.

1.1.5.5. Thẩm định về mặt tài chính của DAĐT

Trong quá trình thẩm định DAĐT, Ngân hàng phải thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau để làm sao có cái nhìn khách quan trước khi có quyết định cho vay.

NHNN – với tư cách là người tài trợ cho DAĐT đặc biệt quan tâm đến khía cạnh tài chính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định.

 Thẩm tra mục đích sử dụng vốn

Kiểm tra các tài liệu của dự án về các chi tiết sau:

- Vốn vay dùng để phục vụ cho hoạt động gì? Có phù hợp với quy định của Ngân hàng về đối tượng và mục đích cho vay đối với Hộ nghèo của Ngân hàng hay không?

- Hình thức sử dụng vốn có phù hợp với ngành nghề của hộ vay không?

- Phối hợp với đơn vị ủy thác để tìm hiểu thông tin của khách hàng về tiềm lực tài chính trước khi vay vốn.

- Tổng số vốn đầu tư trong cả chu kỳ dự án (vốn cố định, vốn lưu động, dự phòng vốn đầu tư).

- Tiến trình thực hiện và phân bổ nguồn vốn đầu tư cho từng giai đoạn.

- Cơ cấu các khoản chi phí của dự án.

Các nguồn vốn này cần phải được tính toán, kiểm tra một cách chi tiết, cụ thể và phù hợp với kế hoạch triển khai thực hiện dự án.

 Thẩm tra mức độ an toàn về tài chính

Cần có những thông tin về thu nhập hàng tháng của cá nhân/hộ vay để Ngân hàng có thể biết được năng lực tài chính và khả năng trả nợ của từng đối tượng.

SVTH: Hoàng Th Quỳnh Nh ư 15

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Đối với những dự án sản xuất kinh doanh, cần đặc biệt chú ý các chi tiết sau đây:

- Tỷ lệ vốn riêng so với tổng số vốn đầu tư (trong đó vốn riêng bao gồm: vốn tự có, vốn góp, vốn cổ phần). Tỷ lệ này nên đạt vào khoảng 0.5 thì độ an toàn về tài chính của dự án đảm bảo.

- Khả năng trả nợ vay dài hạn, chi tiêu này được đánh giá bằng khả năng tạo vốn bằng tiền so với nghĩa vụ phải hoàn trả tính theo các khoảng thời gian. Khả năng này lớn hơn hoặc bằng 1 là đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thông qua hoạt động ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế đối với hộ nghèo giai đoạn 2013 2015 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)