4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, khi rời vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ), cây cao su Hevea Brasiliensis đã được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng các quốc gia ở Châu Á mới là các quốc gia sản xuất chính ngành hàng này.
Trong đó Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các nước sản xuất chính, các nước xuất khẩu chính là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam .Thái Lan là quốc gia đứng đầu trên thế giới về diện tích, năng suất và sản lượng cao su. Đứng vị trí thứ hai và thứ ba là Malaysia và Indonesia. Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về nguồn cung cấp cao su thiên nhiên.
Diện tích cây cao su thiên nhiên tăng mạnh trong những năm đầu thế kỷ XX:
năm 1905 toàn thế giới trồng được 52000 ha, sản lượng cao su đạt khoảng 49,9 nghìn tấn. Đến năm 1910 được 455.000 ha với sản lượng cao su đạt mức cao nhất là 80 nghìn tấn. Theo viện nghiên cứu cao su Malaysia thì tổng diện tích cao su hiện nay khoảng 9,7 triệu ha và được trồng trên 30 nước. Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 90% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới, khoảng 75% sản lượng cao su thiên nhiên được sản xuất ở Thailan, Indonesia, Malaysia.
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Cao su tại Việt Nam 1.5.2.1. Tình hình sản xuất
Ở Việt nam, cao su bắt đầu được gieo trồng từ năm 1897 do Raoul, một dược sỉ hải quan Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitnzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm ỏ Sông Bé và tại trại thí nghiệm của viện Pasteur tại suối Dầu Nha Trang do bác sĩ Yersin nhận 200 cây giống cao su từ vườn Bách Thảo Sài Gòn đã tổ chức nhận trồng. Sau đó ông Yersin đã nhập nhiều hạt giống cao su từ Srilanca để thành lập đồn điền cao su ở nước ta. Năm 1906, các đồn điền cao su đầu tiên được xây dựng tại Đông Nam Bộ.
Từ sau năm 1975 hậu quả của chiến tranh và cơ chế bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của ngành cao su. Sau thời kỳ đổi mới ngành cao su đã dần cải thiện được
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
vị trí cùa mình. Năm 1991 đến nay một số nông trường được giải thể hay sát nhập một phần diện tích đất quy hoạch mà chưa sử dụng đến giao lại cho các địa phương theo nghị định NĐ 388/HĐBT. Những năm qua một số địa phương đã có những cố gắng tích cực trong công tác phát triển diện tích trồng cây cao su do người dân thực sự thấy được những giá trị mang lại từ vườn cây cao su. Do vậy, diện tích và sản lượng cao su đã tăng lên qua các năm.
Hiện nay ở Việt Nam tồn tại ba mô hình tổ chức sản xuất cao su như sau:
- Cao su Quốc doanh của Tổng công ty cao su quản lý, Công ty cao su Quốc doanh thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ cao su. Mô hình này có tổ chức hoàn chỉnh gồm 4 cấp: cấp công ty, cấp nông trường, cấp đội và cấp tổ chức sản xuất. Tổ chức cao su Quốc doanh có ưu điểm là tập trung được nguồn vốn, có tư cách pháp nhân được liên doanh với nước ngoài, ứng dụng công nghệ mới nhanh. Tuy vậy, mô hình này lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, dài hạn và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, bộ máy quản lý tốn kém...
- Cao su Quốc doanh địa phương: Đó là các công ty nông trường Quốc doanh trực thuộc tỉnh, phần lớn tập trung tại vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
- Cao su tiểu điền: Cao su tiểu điền phần lớn là do nông dân hay công nhân cao su có đất và vốn hay vay vốn của các quỹ tín dụng để tiến hành sản xuất với quy mô dưới 4 ha. Hầu hết chất lượng của các vườn cây cao su chưa cao do chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ. Sản phẩm thu hoạch được bán cho thị trường tự do dưới dạng mủ tươi( bao gồm mủ nước và mủ tạp). Theo Hiệp hội cao su Việt Nam thì diện tích cao su tiểu điền hiện tại tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ (65%), Tây Nguyên (23%), Bắc Trung Bộ ( 8%), Nam Trung Bộ (3,8%).
1.5.2.2. Tình hình tiêu thụ
Việt Nam xuất khẩu cao su trên thị trường 46 nước, đối tác lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra, có các nước như Singapore, Malaixia, Hàn Quốc là khách hàng mới nhưng khối lượng mua tăng khá nhanh. Theo đánh giá xếp hạng mới công bố của Hiệp hội cao su Thế giới thì Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất và
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế giới( sau Thái Lan, Indonesia, Malayxia).
Giá bán cao su của Việt Nam bằng 80 – 90% giá bình quân của thị trường thế giới, điều này chủ yếu do chất lượng sản phẩm chưa cao cũng như quá trình tổ chức xuất khẩu chưa tốt.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Bên cạnh những sản phẩm chính làm từ nhựa cây cao su thì gỗ cây cao su giai đoạn cuối vòng đời cũng là một nguồn nguyên liệu có giá trị cao cho sản xuất đồ gỗ nội thất. Nguyên liệu gỗ từ vườn cao su được thanh lý để chuẩn bị tái canh chưa đủ cung cấp gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ trong cả nước, hàng năm có khoảng 100.000–120.000 m3gỗ phôi/năm được cung cấp từ vườn cao su.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM NGHĨA, HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ